Gen Z hồi sinh điện thoại ‘cục gạch’

The Boring Phone là chiếc điện thoại nắp gập đánh dấu sự kết hợp của hãng bia Heineken và nhà bán lẻ thời trang Bodega, cho thấy sự hồi sinh của các thiết bị điện tử đơn giản.

Điện thoại nắp gập được Gen Z ưa chuộng. Đồ hoạ: Linh Vũ.

Đúng với tên gọi, The Boring Phone là chiếc điện thoại nắp gập nhàm chán, đáp ứng nhu cầu loại bỏ smartphone của người trẻ. Đây là sản phẩm đánh dấu sự hợp tác giữa thương hiệu bia Heineken và nhà bán lẻ thời trang Bodega.

Món đồ được giới thiệu lần đầu tại Tuần lễ thiết kế Milan (Italy), mở ra một xu hướng mới. Không chỉ dòng chảy thời trang có khả năng quay lại, xu hướng tiêu dùng công nghệ cũng có thể lặp lại, theo The Guardian.

dien thoai nap gap,  dien thoai cuc gach,  the boring phone, tuan le thiet ke milan, heineken,  bodega anh 3

The Boring Phone cho thấy sự hồi sinh của các sản phẩm điện tử cổ điển. Ảnh: Heineken, Bodega.

Nỗi sợ mất an toàn

Gen Z ngày càng tỏ ra nghi ngờ với những sản phẩm công nghệ có chức năng thu thập dữ liệu, gây mất an toàn thông tin cá nhân. The Boring Phone xuất hiện trong sự hồi sinh của các sản phẩm điện tử cổ điển như đĩa vinyl, băng cassette và điện thoại di động kiểu cũ.

Nỗi nhớ về chiếc Nokia 3310, chiếc điện thoại “cục gạch” huyền thoại với thời lượng pin lớn, giúp món đồ tái xuất trên thị trường vào năm 2017. Tuy nhiên, sự bùng nổ nhu cầu sở hữu điện thoại gập chính thức xảy ra tại Mỹ vào năm ngoái.

Hashtag #bringbackflipphones (tạm dịch: “mang điện thoại nắp gập trở lại”) xuất hiện tràn lan trên nền tảng TikTok. Doanh nghiệp HMD đứng sau đợt ra mắt lại mẫu Nokia huyền thoại chứng kiến doanh số bán điện thoại nắp gập tăng gấp đôi vào tháng 4/2023.

Theo nhà phân tích công nghệ Joe Birch, các sản phẩm của Apple và Samsung vẫn khó có khả năng bị thay thế. 9/10 điện thoại di động trên thị trường, trong lưu thông là smartphone.

“Tuy nhiên, thế hệ trẻ đang thay đổi hành vi tiêu dùng. Họ lo sợ ảnh hưởng xấu, tác động tiêu cực của thế giới số đến cuộc sống”, Birch nói.

Theo công ty nghiên cứu GWI, một bộ phận Gen Z bắt đầu giảm thời lượng sử dụng mạng xã hội. Thời gian online của thế hệ này giảm từ năm 2021.

“Trong 4 giờ đầu ‘cai nghiện’ Internet, người dùng có thể thấy lo lắng, bất an, sau đó hoàn toàn có khả năng tập trung và quay lại với những hoạt động khác”, Lars Silberbauer, Giám đốc tiếp thị của HMD, chia sẻ.

Theo nhà phân tích công nghệ thuộc Viện Portulans (Mỹ), người tiêu dùng ở độ tuổi 20 quan tâm nhiều đến quyền riêng tư. Họ cho rằng các hành động trên Internet hiện nay đều bị giám sát bởi các thương hiệu, chính phủ và những kẻ lừa đảo. Người trẻ không thể tự do theo đuổi sở thích cá nhân trên các nền tảng số.

dien thoai nap gap,  dien thoai cuc gach,  the boring phone, tuan le thiet ke milan, heineken,  bodega anh 6

Sử dụng điện thoại cổ điển, ít chức năng là một xu hướng đáng chú ý. Ảnh: The Verge.

Không thể loại bỏ hoàn toàn smartphone

Mặt trái của việc từ bỏ thế giới số là mất đi khả năng truy cập vào hệ thống dịch vụ công. Theo điều phối viên dữ liệu Hannah Whelan tại tổ chức từ thiện Good Things Foundation, 2,4 triệu hộ gia đình ở Anh không đủ khả năng sở hữu smartphone, 2 triệu thanh niên của quốc gia này mất đi quyền tiếp cận với dịch vụ, tài liệu, công cụ giáo dục trên Internet.

“Phần lớn dịch vụ thiết yếu hiện tay đều tồn tại dưới dạng trực tuyến, bao gồm giáo dục, chăm sóc sức khoẻ và tín dụng”, Hannah Whelan nói.

Petter Neby, người sáng lập công ty cung cấp thiết bị điện tử cổ điển Punkt, cho biết một nhóm học sinh ở New York (Mỹ) đã tuyên bố từ bỏ iPhone, chuyển sang sử dụng điện thoại nắp gập vào tháng 12/2022. Tuy nhiên, việc tách trẻ em ra khỏi smartphone không phải một bài toán đơn giản.

Hệ thống trường học tại Anh đang thực hiện các hoạt động như lập kế hoạch giáo dục, giao và kiểm tra việc làm bài tập về nhà một cách trực tuyến. Vì vậy, việc cấm trẻ em sử dụng điện thoại thông minh trở nên bất khả thi.

Không thể loại bỏ hoàn toàn smartphone, Giám đốc bán hàng công nghệ Piers Garrett (27 tuổi) tìm mọi cách để hạn chế tác động tiêu cực của thế giới số đến cuộc sống hàng ngày. Anh chỉ sử dụng ứng dụng ngân hàng và giáo dục, chủ động tắt tất cả thông báo.

Khi thức dậy vào buổi sáng, anh uống cà phê và đọc sách trước thay vì kiểm tra tin nhắn trên điện thoại. “Thói quen này giúp đầu óc tôi trở nên sáng suốt hơn”, Piers Garrett nói.


Cùng chuyên mục

  • Lối sống ‘không đàn ông’ gây sốt

    Lối sống độc thân, không kết hôn đang được phụ nữ trẻ Trung Quốc nhiệt tình hưởng ứng trên MXH. Song chuyên gia cảnh báo bẫy tiêu dùng và tiêu chuẩn nhan sắc ẩn sau trào lưu này.

  • Gen Z Mỹ canh cánh lo mất việc

    Giữa “cơn bão sa thải” đang càn quét thị trường lao động Mỹ, thế hệ trẻ tại xứ cờ hoa chật vật tìm kiếm sự ổn định và loay hoay với gánh nặng nợ nần.

  • Hết thời Tinder, sân pickleball thành chốn tìm bạn tình lý tưởng

    Được xem là môn thể thao thịnh hành trong những năm gần đây, pickleball thu hút số lượng lớn tay vợt trẻ đến sân. Không chỉ chơi thể thao, họ còn muốn tìm kiếm người yêu tại đây.

  • Thú chơi đồ ăn vặt xa xỉ

    Chán khoe iPhone 16 hay túi xách hàng hiệu, nhiều người trẻ Mỹ thể hiện độ chịu chi bằng hộp ngũ cốc 53 USD hay bịch khoai tây chiên 45 USD.

  • Những ‘chú chim cô đơn’ ở Trung Quốc

    Nhiều thanh niên Trung Quốc sống một mình ở các thành phố lớn, làm việc từ 9h sáng đến 9h tối suốt 6 ngày/tuần và cô độc hơn bao giờ hết.

  • Chi tiền để ‘niềng răng’ cho Labubu

    Không chỉ sưu tầm các phiên bản khác nhau, người chơi Labubu ở Singapore còn mạnh tay chi tiền “niềng răng” cho món đồ chơi nhồi bông này.