‘Bẫy’ làm đẹp đang chờ đón người trẻ Trung Quốc

Gen Alpha được sinh ra và lớn lên trong không gian mạng, nhưng vẫn phải đối mặt với thông tin làm đẹp sai lệch trên khắp các trang mạng xã hội.

Gen Alpha Trung Quốc đứng trước nhiều rủi ro làm đẹp theo các bài đăng trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: Cottonbro/Pexels.

Sinh ra trong thời đại mạng xã hội phát triễn mạnh mẽ, Gen Alpha (sinh năm 2010-2024) ở Trung Quốc tiếp xúc với vô vàn thông tin trực tuyến ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, điều này đi kèm với không ít rủi ro.

Một xu hướng làm đẹp đang thu hút sự chú ý của Gen Alpha mang tên “sáng C, tối A”, có nghĩa là dùng các sản phẩm chăm sóc da có vitamin C vào buổi sáng và axit retinoic vào ban đêm để có làn da đẹp hơn.

Nhiều bạn trẻ, thậm chí cả những em học sinh đang học cấp 2, cấp 3, theo đuổi trào lưu làm đẹp này. Tuy nhiên, trên Xiaohongshu đã xuất hiện các bài đăng về tác hại nghiêm trọng của phương pháp chăm sóc da này, theo Jing Daily.

gen alpha sinh nam,  bay lam dep,  nguoi tre Trung Quoc,  thi truong Trung Quoc anh 3

Vì còn trẻ cũng như tiếp xúc với thông tin chưa được chọn lọc, Gen Alpha dễ mua phải những sản phẩm làm đẹp kém chất lượng. Ảnh minh họa: Moni Rathnak/Pexels.

Thông tin sai lệch trôi nổi

“Nhiều bạn trẻ không nhận ra rằng làm sạch sâu và sử dụng quá nhiều axit có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da khiến da trở nên nhạy cảm hơn. Thêm vào đó, độ tuổi còn trẻ không nhất thiết phải dùng retinol. Thay vào đó, các em nên tập trung vào kem chống nắng, dưỡng ẩm và làm sạch nhẹ nhàng”, Davy Huang, Giám đốc Phát triển kinh doanh tại công ty chiến lược thương mại điện tử Trung Quốc Azoya, cho biết.

Dù có thể dễ dàng truy cập lượng thông tin khổng lồ, nội dung Gen Alpha tiếp xúc trực tuyến lại thường không phù hợp với lứa tuổi hoặc không chính xác.

Theo đó, những kẻ buôn bán vô đạo đức dễ lợi dụng sự ngây thơ của nhóm trẻ và phóng đại hiệu quả của sản phẩm để bán những mặt hàng không cần thiết.

Theo Huang, thông tin sai lệch và sự thật trộn lẫn trên các mạng xã hội và sàn thương mại điện tử của Trung Quốc. Các thương hiệu làm đẹp nội địa thường “thần thánh hóa” hiệu quả làm đẹp hay quảng cáo những thành phần dưỡng da tốt nhưng sự thật lại chiếm nồng độ rất nhỏ trong bảng thành phần.

Việc này thường xảy ra với “white label”, thuật ngữ để chỉ những sản phẩm được sản xuất bởi một nhà cung cấp, sau đó được dán nhãn bởi một thương hiệu khác và được đơn vị đó phân phối ra thị trường.

gen alpha sinh nam,  bay lam dep,  nguoi tre Trung Quoc,  thi truong Trung Quoc anh 4

Các thương hiệu lừa đảo hay dùng những thuật ngữ dễ gây hiểu lầm để thu hút thêm người mua. Ảnh minh họa: Engina Kyurt/Pexels.

Sory Park, giám đốc dự án tại công ty tư vấn chiến lược và nghiên cứu thị trường Daxue Consulting, nhấn mạnh tầm quan trọng của các thương hiệu uy tín để lấy lại niềm tin của người dùng.

Nhiều sản phẩm được tiếp thị cho Gen Alpha thực chất không an toàn cho trẻ em. Những từ mô tả sản phẩm như tự nhiên, nguyên chất và không chất bảo quản được sử dụng để tạo cảm giác an toàn cho Gen Alpha và cha mẹ của họ.

Thêm vào đó, các nền tảng mạng xã hội cũng đang bắt đầu chú ý đến thực trạng này. Chẳng hạn, đội kiểm duyệt của Xiaohongshu sử dụng AI để phát hiện và xóa bỏ nội dung sai lệch trước khi chúng lan truyền.

Huang cho biết đa số người tiêu dùng không biết phân biệt thông tin đúng sai và cuối cùng mua phải những sản phẩm vô dụng hoặc thừa thãi. Vì vậy, ngày càng có nhiều người tìm đến những nguồn uy tín như bác sĩ da liễu để được tư vấn.

gen alpha sinh nam,  bay lam dep,  nguoi tre Trung Quoc,  thi truong Trung Quoc anh 7

Gen Alpha tin tưởng và ưa chuộng mỹ phẩm nội địa hơn Gen Z. Ảnh minh họa: Karolina Grabowska/Pexels.

Gen Alpha và Gen Z khác nhau như thế nào?

So với Gen Z, người tiêu dùng Gen Alpha vẫn đang đi học nên có thu nhập hạn chế và còn phụ thuộc vào phụ huynh về tài chính.

Nhóm trẻ này rất nhạy cảm về giá cả và tìm kiếm những sản phẩm giá tốt nhất trên các nền tảng mạng xã hội hay sàn thương mại điện tử.

Gen Alpha cũng không có ký ức về những sản phẩm nội địa kém chất lượng mà Gen Z đã trải qua. Họ lớn lên ở các thành phố với những sản phẩm chất lượng tốt và xem thương hiệu nội địa có thể sánh vai với hãng quốc tế mà có giá rẻ hơn nhiều.

Là thế hệ kỹ thuật số nhưng còn non trẻ, Gen Alpha dành nhiều thời gian trên mạng xã hội. Park gợi ý rằng các thương hiệu nên tương tác với nhóm người dùng này thông qua đa dạng mạng xã hội và xây dựng các cộng đồng trực tuyến có thể thu hút sự chú ý của họ.

gen alpha sinh nam,  bay lam dep,  nguoi tre Trung Quoc,  thi truong Trung Quoc anh 10

Các thương hiệu cần nâng cao uy tín trên các trang mạng xã hội để thu hút người dùng Gen Alpha. Ảnh minh họa: cottobro sutdio/Pexels.

Giáo dục người tiêu dùng Gen Alpha

Dù Gen Alpha ưa chuộng các thương hiệu làm đẹp nội địa, các hãng quốc tế vẫn còn cơ hội để vươn mình. Họ cần xây dựng hình ảnh đáng tin cậy và bắt đầu giáo dục cho người tiêu dùng trẻ.

Bằng cách hướng dẫn Gen Alpha chăm sóc da đúng đắn, các thương hiệu có thể thu được lòng trung thành của nhóm trẻ này và hướng họ tới các sản phẩm cao cấp khi họ trưởng thành.

Các hãng cũng nên tập trung vào nhu cầu cơ bản trong dưỡng da như rửa mặt, dưỡng ẩm và dùng kem chống nắng. L’Oréal và Kiehl’s là những ví dụ điển hình của những thương hiệu có những chiến dịch nhấn mạnh quy trình chăm sóc da đơn giản.

Huang cho hay các thương hiệu quốc tế như L’Oréal và Nivea cũng đang bắt đầu hợp tác với những influencer ở Douyin am hiểu và có kiến thức về y tế hoặc sinh học để sản xuất nội dung hướng dẫn chăm sóc da theo cách dễ hiểu nhất.

  • Ván cược 4 tỷ euro của hãng xa xỉ

    Mới lấn sân sang mảng làm đẹp với các sản phẩm “made in Italy” được 2 năm, Dolce & Gabbana tham vọng vượt mặt các đối thủ mạnh như Chanel, Dior.

  • Cú trượt chân của Gucci

    Quá phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc, cùng phong cách thiết kế “đi vào lối mòn” của Sabato De Sarno được cho là nguyên nhân khiến doanh thu Gucci giảm mạnh.


Cùng chuyên mục

  • Lối sống ‘không đàn ông’ gây sốt

    Lối sống độc thân, không kết hôn đang được phụ nữ trẻ Trung Quốc nhiệt tình hưởng ứng trên MXH. Song chuyên gia cảnh báo bẫy tiêu dùng và tiêu chuẩn nhan sắc ẩn sau trào lưu này.

  • Gen Z Mỹ canh cánh lo mất việc

    Giữa “cơn bão sa thải” đang càn quét thị trường lao động Mỹ, thế hệ trẻ tại xứ cờ hoa chật vật tìm kiếm sự ổn định và loay hoay với gánh nặng nợ nần.

  • Hết thời Tinder, sân pickleball thành chốn tìm bạn tình lý tưởng

    Được xem là môn thể thao thịnh hành trong những năm gần đây, pickleball thu hút số lượng lớn tay vợt trẻ đến sân. Không chỉ chơi thể thao, họ còn muốn tìm kiếm người yêu tại đây.

  • Thú chơi đồ ăn vặt xa xỉ

    Chán khoe iPhone 16 hay túi xách hàng hiệu, nhiều người trẻ Mỹ thể hiện độ chịu chi bằng hộp ngũ cốc 53 USD hay bịch khoai tây chiên 45 USD.

  • Những ‘chú chim cô đơn’ ở Trung Quốc

    Nhiều thanh niên Trung Quốc sống một mình ở các thành phố lớn, làm việc từ 9h sáng đến 9h tối suốt 6 ngày/tuần và cô độc hơn bao giờ hết.

  • Chi tiền để ‘niềng răng’ cho Labubu

    Không chỉ sưu tầm các phiên bản khác nhau, người chơi Labubu ở Singapore còn mạnh tay chi tiền “niềng răng” cho món đồ chơi nhồi bông này.