Giới trẻ Trung Quốc ‘cuồng’ kiểm tra tính cách MBTI

MBTI được người trẻ Trung Quốc xem như “kim chỉ nam” về tình yêu, sự nghiệp, trong khi nhà tuyển dụng sử dụng bài kiểm tra tính cách như công cụ sàng lọc ứng viên.

Điểm số MBTI có thể dẫn đến những đánh giá phiến diện và thiếu khách quan. Ảnh minh họa: @newjeans_official/IG.

Những năm gần đây, bài kiểm tra tính cách Myers-Briggs Type Indicator (MBTI) được giới trẻ Trung Quốc đón nhận cuồng nhiệt. MBTI vô tình trở thành “thước đo vạn năng”, được ứng dụng trong mọi khía cạnh của đời sống, từ hẹn hò, tuyển dụng cho đến các chiến dịch truyền thông.

Câu hỏi “MBTI của bạn là gì?” trở nên phổ biến không kém câu hỏi về nghề nghiệp hay cung hoàng đạo.

Tuy nhiên, hai học giả Trung Quốc vừa lên tiếng cảnh báo về mặt trái của xu hướng này trong một nghiên cứu mới được công bố, theo SixthTone.

MBTI ra đời vào những năm 1940 tại Mỹ, bài kiểm tra này phân loại cá nhân thành 16 loại tính cách khác nhau dựa trên cách hành động và quyết định.

Trong bài báo được đăng trên Tạp chí Thanh niên Trung Quốc, tạp chí lý luận do Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc giám sát, hai học giả đến từ ĐH Chiết Giang và ĐH Bắc Kinh đã đặt câu hỏi về sự sùng bái ngày càng tăng đối với MBTI: “Liệu MBTI có thực sự có thể định nghĩa chúng ta?”.

Để thực hiện nghiên cứu, các học giả tiến hành phân tích các cuộc thảo luận trực tuyến về MBTI trên mạng xã hội và phỏng vấn chuyên sâu hàng chục người trẻ tuổi.

MBTI,  trac nghiem tinh cach,  kiem tra tinh cach,  kiem tra MBTI,  MBTI la gi,  gioi tre trung quoc,  gen z,  znews anh 1

MBTI đang gây ra những hệ lụy đáng lo ngại. Ảnh minh họa: @newjeans_official/IG.

Qua đó, kết quả khảo sát cho thấy MBTI có thể phản tác dụng trong một số trường hợp.

Ban đầu, bài kiểm tra được tạo ra nhằm giúp cá nhân hiểu rõ hơn về điểm mạnh và điểm yếu của mình, từ đó có cơ sở để phát triển bản thân.

Tuy nhiên, có một số người trẻ và nhà tuyển dụng coi điểm số MBTI của một người là cố định và tuyệt đối. Điều này có thể khiến các cá nhân tự định nghĩa bản thân và người khác chỉ dựa trên loại MBTI, hạn chế khả năng tự nhận thức và thấu hiểu người khác.

Hiện nay, việc sử dụng MBTI trong tuyển dụng đang gây ra nhiều tranh cãi. Các công ty Trung Quốc ngày càng yêu cầu ứng viên thực hiện các bài kiểm tra tính cách bên cạnh các bài thi viết và phỏng vấn trực tiếp.

Điều này đã thúc đẩy dịch vụ dạy kèm MBTI nhằm giúp người tìm việc “điều chỉnh” câu trả lời của mình theo mong muốn của nhà tuyển dụng.

MBTI,  trac nghiem tinh cach,  kiem tra tinh cach,  kiem tra MBTI,  MBTI la gi,  gioi tre trung quoc,  gen z,  znews anh 2

Việc phụ thuộc quá mức vào kết quả MBTI có thể hình thành những nhận thức sai lệch về bản thân ở người trẻ. Ảnh minh họa: Budgeron Bach/Pexels.

Jiang Yun, một người trẻ đang tìm việc tại Thượng Hải (Trung Quốc), cho biết cô đã trả lời mình là ENTP (nhóm tính cách: “Extraversion, iNtuition, Thinking, Perception”, tạm dịch: “hướng ngoại, trực giác, suy nghĩ, nhận thức”) khi được hỏi về MBTI. Thông tin này sau đó được ghi lại vào hồ sơ của cô mà không có bất kỳ bình luận nào thêm.

Theo Jiang, tình trạng này đang phổ biến tại các công ty Trung Quốc.

“Việc chỉ dựa vào bài kiểm tra tính cách này có thể củng cố những định kiến và khuôn mẫu có sẵn, chẳng hạn như cho rằng những người thuộc nhóm J (“Judging”, tạm dịch: “quyết đoán”) giỏi lập kế hoạch và có năng suất cao hơn”, cô nói. Jang tin rằng MBTI chỉ nên được xem như tài liệu tham khảo và không nên ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả phỏng vấn.

Theo kết luận trong báo cáo, hai học giả khuyến cáo MBTI nên là công cụ giúp cá nhân khám phá và phát triển bản thân, không phải là chiếc “gông cùm” giới hạn sự tự do và phát triển toàn diện của mỗi cá nhân.

“Việc tự dán nhãn và bó buộc bản thân vào một nhóm tính cách nhất định sẽ đi ngược lại với mục tiêu ban đầu của MBTI và gây ra những hệ lụy tiêu cực cho cả cá nhân lẫn xã hội”, trích báo cáo.

MBTI,  trac nghiem tinh cach,  kiem tra tinh cach,  kiem tra MBTI,  MBTI la gi,  gioi tre trung quoc,  gen z,  znews anh 3

Theo nhà nghiên cứu cũng, MBTI chỉ nên được coi là một công cụ tham khảo. Ảnh minh họa: Mart Production/Pexels.

  • Gucci, Prada tiếp tục đặt cược vào sao châu Á

    Loạt ngôi sao châu Á tiếp tục được các thương hiệu xa xỉ “chọn mặt gửi vàng” nhờ mang lại giá trị truyền thông khổng lồ. Tuần lễ thời trang New York là minh chứng cho điều này.

  • Gen Z Trung Quốc không còn mặc xấu đi làm

    Sau trào lưu diện quần áo luộm thuộm, Gen Z Trung Quốc lăng xê phong cách office siren, thể hiện sự yêu thích đối với trang phục công sở những năm 1990 và 2000.


Cùng chuyên mục