‘Cơn sốt’ Labubu lan đến Mỹ

Sau khi chiếm lĩnh thị trường châu Á, món đồ chơi Labubu dần chinh phục thị trường phương Tây, chứng minh sức hút trên toàn thế giới.

Labubu duy trì sức hút trong năm nay. Ảnh: @junji_junp.

Trong lần đầu tiên nhìn thấy Labubu, Grace Lee (36 tuổi, Singapore) cho rằng món art toy này tương đối xấu xí. Tuy nhiên, khi được bạn tặng một chú thỏ bông răng nhọn, Lee bắt đầu yêu thích, quyết định sưu tầm món đồ chơi này.

“Tôi hiện có khoảng 12 con Labubu”, cô chia sẻ với Business Insider.

Sau khi trở thành hiện tượng tại thị trường châu Á, Labubu dần chinh phục phương Tây. “Đây là món đồ mà tất cả người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội đều mong muốn sở hữu”, Joey Khong, Giám đốc xu hướng tại công ty nghiên cứu thị trường Mintel, cho biết.

Theo Khong, đây là món đồ chơi dành riêng cho người lớn, góp phần xoa dịu tâm hồn của những người trưởng thành. Labubu thuộc thị trường xa xỉ, song lại sở hữu mức giá phải chăng, phù hợp với túi tiền của khách hàng trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

“Cảm giác tò mò khi mở hộp Labubu cũng góp phần tạo nên sức hút của món đồ chơi này”, Khong nói.

Hiện tượng Labubu và Pop Mart

Labubu là một nhân vật trong bộ sưu tập The Monsters, được thực hiện bởi nghệ sĩ Hong Kong Kasing Lung từ năm 2015, lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu.

Labubu,  tui mu,  blind box,  Lisa,  BlackPink,  K-pop,  Labubu Lisa anh 1

Labubu giúp Pop Mart ghi nhận doanh thu khủng. Ảnh minh hoạ: @rimathanhvy.

Sau nhiều lần thay đổi thiết kế, chú thỏ răng nhọn này có tạo hình bầu bĩnh đáng yêu như hiện tại, phù hợp với xu hướng diện trang phục, đeo phụ kiện dễ thương thịnh hành từ mùa mốt năm ngoái.

Những sản phẩm cao khoảng 40 cm có giá thành 85 USD. Trong khi đó, những phiên bản nhỏ hơn sở hữu mức giá 15-20 USD.

Theo báo cáo kết quả kinh doanh 2024 tạm thời được Pop Mart công bố hồi cuối tháng 8, bộ sưu tập The Monsters, bao gồm nhân vật nổi tiếng Labubu, tạo ra 87 triệu USD doanh thu trong nửa đầu năm nay.

Labubu luôn ở trong tình trạng “cháy hàng”. “Luôn luôn hết hàng. Khi chúng tôi bổ sung hàng mới, Labubu lập tức bán hết trong chưa đầy 1 tiếng”, Tony Lee, nhân viên bán hàng làm việc tại Pop Mart 4 năm, cho biết.

Theo Tony Lee, Pop Mart thường bổ sung vài trăm sản phẩm mới 2 lần/tuần, song không thông báo về thời điểm bổ sung cụ thể. Sau chưa đầy 30 phút xếp hàng lên kệ, Lee lập tức thấy một hàng dài người hâm mộ Labubu chờ đợi ngoài cửa.

Các sản phẩm nhái tràn lên trên các sàn TMĐT nổi tiếng tại châu Á như Shopee, Lazada và Taobao.

Từ châu Á đến phương Tây

Labubu,  tui mu,  blind box,  Lisa,  BlackPink,  K-pop,  Labubu Lisa anh 2

Lisa góp phần giúp Labubu trở nên thịnh hành. Ảnh: @lalalalisa_m.

Theo các nhà phân tích bán lẻ, sự thịnh hành của Labubu bắt nguồn từ bài đăng khoe món đồ chơi này trên mạng xã hội của thần tượng K-pop Lisa (BlackPink).

“Sự phổ biến của Labubu nằm ở thiết kế độc đáo, khả năng kết nối cảm xúc, tính cá nhân hoá và sự liên kết với Lisa”, Sory Park, quản lý dự án tại công ty nghiên cứu người tiêu dùng Trung Quốc Daxue Consulting, nhận định.

Juda Kanaprach, nhà đồng sáng lập công ty nghiên cứu thị trường Milieu Insight có trụ sở tại Đông Nam Á, cho biết sự phổ biến của các nhân vật mang tính sưu tầm ở những nơi như Nhật Bản, Hong Kong và Hàn Quốc đang lan rộng ra phần còn lại của châu Á.

“Đối với người tiêu dùng Gen Z hoặc thuộc thế hệ Millennials, đây không chỉ là một món đồ chơi, mà còn được xem như tác phẩm nghệ thuật, sản phẩm thiết kế, thể hiện cá tính và phong cách sống riêng”, cô bổ sung.

Labubu,  tui mu,  blind box,  Lisa,  BlackPink,  K-pop,  Labubu Lisa anh 3

Tracy Hsu cắm trại chờ mua Labubu tại Mỹ. Ảnh: Business Insider.

Không chỉ chiếm lĩnh thị trường châu Á, sức hút của Labubu còn lan tỏa đến các nước phương Tây.

Pop Mart chính thức khai trương cửa hàng đầu tiên tại New Jersey (Mỹ) hồi tháng 9 năm ngoái. Đến nay, thương hiệu sở hữu 16 cửa hàng ở quốc gia này.

Tracy Hsu (42 tuổi, California, Mỹ) biết đến Labubu thông qua Lisa. Cô hiện sưu tầm 17 món đồ chơi này, chi hơn 10.000 USD cho chúng. Hsu còn từng cắm trại bên ngoài cửa hàng Pop Mart, chờ đợi một đợt giảm giá lớn.

Chồng cô từng 2 lần mua lại Labubu từ những người bạn với mức giá cao gấp đôi. Khi mua lại, Hsu yêu cầu người bán cho xem biên lai để gia tăng niềm tin.

“Tôi lo sợ mua phải hàng giả. Hàng nhái Labubu tràn lan trên thị trường”, cô nói.

  • Tâm lý của người ‘nghiện’ Labubu

    Sự thịnh hành của những món đồ chơi nhồi bông bắt nguồn từ tâm lý muốn thể hiện bản thân và mong muốn mượn sự vật đáng yêu xoa dịu trạng thái căng thẳng trước áp lực cuộc sống.

  • Hết Labubu đến Jellycat gây sốt

    Những chú thỏ bông tai dài của thương hiệu Jellycat bất ngờ trở nên thịnh hành trong năm nay, được nhiều người có sức ảnh hưởng trên MXH như Lọ Lem hay Chao lăng xê.


Cùng chuyên mục