Càng lớn, Gen Z càng không hạnh phúc

Gen Z thường không cảm thấy hạnh phúc với cuộc sống, theo nghiên cứu ở Mỹ. Người trẻ cảm thấy không có thời gian nghỉ ngơi và đang sống thiếu mục đích.

Nghiên cứu chỉ ra Gen Z ít hạnh phúc hơn so với thế hệ khác khi ở cùng độ tuổi. Ảnh: Polina Tankilevitch/Pexels.

Cuộc khảo sát với 2.000 người Mỹ thuộc thế hệ Z (sinh năm 1997-2012), do công ty nghiên cứu thị trường Gallup kết hợp với Quỹ Gia đình Walton (Mỹ) thực hiện, cho thấy Gen Z đang gặp khó khăn về cảm xúc hơn so với các thế hệ trước ở độ tuổi của họ.

“Chúng tôi đang cố gắng đưa ra một bức tranh hoàn chỉnh về cuộc sống của thế hệ Z, hiểu được điều gì quan trọng với họ, xem họ dự đoán tương lai của mình như thế nào?”, Zach Hrynowski, nhà nghiên cứu cấp cao tại Gallup, tác giả của khảo sát, nói với CNN.

Gen Z khong hanh phuc, Gen Z tu nam nao,  Gen Z My,  Zach Hrynowski anh 3

Nghiên cứu cho thấy khi càng trưởng thành, Gen Z càng ít hạnh phúc. Ảnh minh họa: Polina Tankilevitch/Pexels.

Gen Z ít hạnh phúc

Trong số những người được khảo sát, khoảng 75% cho biết ít nhất họ có cảm thấy cũng hạnh phúc. Tuy nhiên, con số này giảm đáng kể khi trẻ em và thanh thiếu niên bắt đầu đến tuổi trưởng thành.

Dựa trên những khảo sát đánh giá mức độ hạnh phúc của Gen Z và thế hệ trước, Hrynowski cho biết Gen Z từ 18-26 tuổi ít đánh giá tích cực về cuộc sống của họ so với các thế hệ cũ khi ở cùng độ tuổi.

Theo chuyên gia, có 2 yếu tố có mối tương quan mạnh mẽ với sự hạnh phúc của Gen Z. Thứ nhất, họ có bao nhiêu thời gian để ngủ và thư giãn vào cuối tuần. Thứ hai là cảm giác biết rõ ràng về mục tiêu và ý nghĩa trong cuộc sống.

Hrynowski cho biết phần lớn cảm giác hạnh phúc của thế hệ Z là khi thức dậy mỗi ngày và cảm thấy công việc hoặc trường học thật thú vị và quan trọng.

Gen Z khong hanh phuc, Gen Z tu nam nao,  Gen Z My,  Zach Hrynowski anh 6

Chuyên gia cho rằng theo đuổi một cuộc sống có mục đích sẽ cải thiện sự hạnh phúc cho thế hệ Z. Ảnh minh họa: Polina Tankilevitch/Pexels.

Hạnh phúc từ việc sống có mục đích

Tiến sĩ Chloe Carmichael, nhà tâm lý học lâm sàng ở New York (Mỹ), tác giả của cuốn sách Nervous Energy: Harness the Power of Your Anxiety, cho biết hạnh phúc không đến từ việc chúng ta theo đuổi càng nhiều cảm xúc tích cực càng tốt.

“Một phần của hạnh phúc là có mục đích trong cuộc sống và hiểu rằng trên con đường theo đuổi mục tiêu đó sẽ có những giai đoạn khó khăn, thách thức hoặc thăng trầm”, bà nói thêm.

Tiến sĩ Broderick Sawyer, nhà tâm lý học lâm sàng Kentucky (Mỹ), cho biết mục đích không chỉ là việc chúng ta theo đuổi những mục tiêu cụ thể, mà còn là việc ta tìm hiểu và kết nối với những giá trị, ý thức bản thân.

“Trong giai đoạn đang phát triển, người trẻ cần cảm thấy cuộc sống của mình đang có mục tiêu và hướng đi, không chỉ nên làm theo áp lực xã hội hoặc kỳ vọng từ cha mẹ”, Sawyer chia sẻ.

“Mục đích không nhất thiết chỉ xoay quanh một công việc, đó có thể là một vấn đề mà bạn ủng hộ hoặc những mối quan hệ mà bạn muốn xây dựng”, Carmichael nói.

Gen Z khong hanh phuc, Gen Z tu nam nao,  Gen Z My,  Zach Hrynowski anh 9

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc khiến chúng ta hạnh phúc. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

Chú ý đến giấc ngủ

Tiến sĩ Rachel Salas, giáo sư thần kinh học tại Trường Y Đại học Johns Hopkins (Mỹ), cho biết giấc ngủ ngon đồng nghĩa với việc vui vẻ hơn. Việc ngủ không đủ hoặc giấc ngủ chất lượng kém có thể khiến một người dễ cáu kỉnh, gặp các vấn đề về trí nhớ, sự tập trung.

“Về cơ bản, thiếu ngủ hoặc ngủ không ngon có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ và sự tương tác của họ với những người xung quanh, điều này có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của họ”, giáo sư nói thêm.

Theo Salas, đôi khi chúng ta không thể tăng thêm số giờ trong ngày để ngủ, nhưng hoàn toàn có thể dành ưu tiên cho nó.

“Ngắt kết nối với các thiết bị điện tử của bạn 1 giờ trước khi đi ngủ, không ngủ với điện thoại thông minh ở gần mình, hạn chế thời gian sử dụng thiết bị và có thời gian ngủ và thức dậy cố định”, Salas cho biết thêm.

Giáo sư cho rằng Gen Z rất nỗ lực cho việc chăm sóc da và sức khỏe tinh thần, song giấc ngủ kém đồng nghĩa với việc trông họ rất mệt mỏi.

“Nếu quan tâm về sức khỏe của mình, hãy ưu tiên giấc ngủ”, bà nói thêm.

  • Đừng biến công ty thành nơi trị liệu tâm lý

    Gen Z dễ dàng chia sẻ về các vấn đề tâm lý tại nơi làm việc. Song nghiên cứu chỉ ra hành động này có thể khiến tình trạng tinh thần trở nên tồi tệ hơn.

  • Cứ thấy Gen Z là không tuyển dụng

    Nhiều doanh nghiệp tại Mỹ có thành kiến về thế hệ Z. Họ ưu tiên tuyển dụng hoặc loại bỏ ứng viên dựa trên tuổi tác, thay vì dựa vào kỹ năng và khả năng làm việc của người đó.


Cùng chuyên mục