Cảnh sát Trung Quốc thành livestreamer

Cảnh sát ở thành phố Hạ Môn (Trung Quốc) vừa thu hút sự quan tâm khi thực hiện chuỗi video ngắn mô phỏng các phiên livestream để tuyên truyền, phổ cập kiến thức pháp luật trên MXH.

Các video ngắn dễ dàng tiếp cận công chúng, gia tăng hiệu quả cho công tác tuyên truyền. Ảnh: Douyin.

Ngày 26/9, một loạt clip ngắn mô phỏng các phiên phát sóng trực tiếp (livestream) do cảnh sát thành phố Hạ Môn, trước đây là Cục Công an thành phố Hạ Môn (Trung Quốc), thực hiện nhanh chóng thu hút sự chú ý.

Theo Dao Insights, đây là một phương pháp nâng cao nhận thức, thúc đẩy hiểu biết pháp luật cho công chúng. Khả năng lan truyền nhanh của hình thức video ngắn trên mạng xã hội được cảnh sát Trung Quốc tận dụng triệt để.

Thay vì giới thiệu hàng hoá như trong các phiên livestream thực tế, họ phổ cập kiến thức về các kiểu tội phạm và hình phạt tương ứng. Các clip này nhanh chóng thăng hạng trên mạng xã hội, thu về lượng lớn lượt xem và tương tác.

Sự sáng tạo của cảnh sát nhận được lời khen ngợi từ phía công chúng. “Họ không chỉ hoàn thành nhiệm vụ, mà còn cố gắng làm tốt nhất có thể”, một người dùng để lại bình luận.

canh sat Trung Quoc,  canh sat livestream,  livestream la gi,  phat truc tiep,  ha mon Trung Quoc anh 3

Cảnh sát Hạ Môn thực hiện video ngắn truyền tải kiến thức pháp luật, thu hút số lượng lớn người xem, trở nên thịnh hành trên MXH. Ảnh: Douyin.

Cảnh sát Hạ Môn ‘giới thiệu’ tội phạm và hình phạt

Series của cảnh sát Hạ Môn bao gồm 3 video ngắn, được xây dựng như một phiên phát trực tiếp. Một cảnh sát mặc đồng phục đóng vai trò người dẫn chương trình, được hỗ trợ bởi 3 người tạo không khí.

Người dẫn chương trình giới thiệu 3 loại tội phạm phổ biến, bao gồm người tham gia giao thông khi say rượu, trộm cắp và nghiệm ma túy. Trong khi các livestreamer thông thường đưa ra các ưu đãi và voucher, cảnh sát lại công bố án phạt đối với các đối tượng vi phạm pháp luật này.

Các bản án từ 6 tháng tù giam đến chung thân được áp dụng với từng hành vi phạm tội.

3 video trên nhanh chóng thu về 8 triệu lượt xem từ các nền tảng. Tổng số lượt xem lên đến 200 triệu nếu tính các phiên bản chia sẻ lại từ phương tiện truyền thông đại chúng.

Trên mạng xã hội Douyin của Trung Quốc, loạt clip này dẫn đầu xu hướng tại Hạ Môn, đồng thời xếp thứ 6 trong danh sách giải trí hấp dẫn toàn quốc. Video được phương tiện truyền thông quốc gia đăng lại cũng đạt 100.000 lượt thích.

Trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc, hashtag “kiến thức tiếp cận tôi một cách kỳ lạ” cũng xếp thứ 35 trong danh sách tìm kiếm hấp dẫn, đạt 10,7 triệu lượt xem.

canh sat Trung Quoc,  canh sat livestream,  livestream la gi,  phat truc tiep,  ha mon Trung Quoc anh 6

Các phương pháp truyền tải kiến thức pháp luật sáng tạo, đổi mới nhận được nhiều lời khen ngợi. Ảnh: Douyin.

Phương pháp giáo dục pháp luật mới

Cộng đồng mạng dành nhiều lời khen cho sự sáng tạo, tâm huyết của cảnh sát Hạ Môn. Người xem cho biết kiến thức được truyền tải một cách hấp dẫn, thú vị, có ví dụ minh hoạ, vì thế trở nên dễ nhớ, dễ thuộc.

Trên thực tế, các sở cảnh sát, cơ quan an ninh công cộng tại Trung Quốc đều đang nỗ lực đổi mới cách thức truyền tải kiến thức pháp lý đến người dân. Họ tích cực thực hiện phim truyền hình, phim tài liệu nhằm đưa ra cảnh báo cho công chúng.

Nhiều đơn vị cho thấy nỗ lực lớn trong việc tiếp cận người dân. Cụ thể, cảnh sát của một địa phương ở Trung Quốc cũng từng hợp tác với chuỗi cửa hàng đồ uống để giới thiệu trà Jing Cha.

Ngoài ra, Hiệp hội Luật sư Thượng Hải cũng tham gia thực hiện các video truyền tải kiến thức pháp luật dưới mô hình trò chơi otome – một thể loại video game dựa trên cốt truyện nhắm vào người chơi nữ.

Những nỗ lực này cũng nhận về phản hồi tích cực từ phía công chúng. Người dân chia sẻ mong muốn xem nhiều nội dung giáo dục dưới hình thức sáng tạo, đổi mới, có khả năng lan truyền trên mạng xã hội.

  • Louis Phạm bị tố quyên góp ‘phông bạt’ lần 2

    Cựu VĐV quốc gia lại bị tố “thổi phồng” khoản quyên góp sau khi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê số tiền ủng hộ vùng lũ lụt ở tài khoản Vietinbank.

  • ‘Chị gái hàng hiệu’ Trung Quốc gây sốt

    Được biết đến với biệt danh “chị gái hàng hiệu”, một KOL tại Trung Quốc bán thành công hơn 1 triệu chiếc quần dài trên MXH, tiếp thị sản phẩm bình dân là hàng thời trang cao cấp.


Cùng chuyên mục