Đằng sau ánh hào quang của sao mạng hàng đầu Hàn Quốc

Phía sau sự nổi tiếng trên mạng xã hội, cơ hội kinh doanh từ danh tiếng cá nhân, những người có sức ảnh hưởng tại Hàn Quốc phải đối mặt với vấn đề về tâm lý.

Nền công nghiệp KOL Hàn Quốc ngày càng phát triển. Ảnh: @ponysmakeup.

Nền công nghiệp KOL của Hàn Quốc ngày càng phát triển. Những người có sức ảnh hưởng biến lượt theo dõi, yêu thích trên trang cá nhân thành doanh nghiệp thực, thu lợi từ danh tiếng của chính mình.

Tuy nhiên đằng sau lợi ích kinh tế, họ phải đối mặt với nỗi lo bị “ném đá”, tấn công trên mạng xã hội. Nhiều sao mạng phải đối mặt với các vấn đề tâm lý, sự suy giảm sức khoẻ tinh thần, theo Tatler Asia.

Jennie,  BlackPink,  Pony,  Irene Kim anh 3

Jennie (BlackPink) là một trong những người có sức ảnh hưởng nhất trên MXH Hàn Quốc. Ảnh: @jennierubyjane.

Idol K-Pop cũng là KOL

Những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội Hàn Quốc không chỉ tạo ra xu hướng mới, mà còn được xem là biểu tượng văn hoá đối với giới trẻ. Các cá nhân này bao gồm thần tượng K-Pop và KOL trong nhiều lĩnh vực.

Trong đó, Jennie (BlackPink), nhà sáng lập của công ty giải trí Odd Atelier (OA), là một trong những người có sức ảnh hưởng nhất trên mạng xã hội xứ sở kim chi. Trên trang cá nhân có gần 85 triệu lượt theo dõi, Jennie chia sẻ các bộ hình thời trang xen lẫn khoảnh khắc chân thực trong đời sống hàng ngày.

Bài đăng của Jennie thường gắn tên những thương hiệu xa xỉ như Chanel hay Jacquemus. Sức ảnh hưởng của idol K-Pop này không dừng lại ở âm nhạc, mà còn lan tỏa đến địa hạt thời trang.

Khác với các ngôi sao âm nhạc, điện ảnh, những người nổi tiếng từ mạng xã hội thu hút sự chú ý của công chúng nhờ sự chân thực. Họ chia sẻ những khoảnh khắc trong đời sống thường ngày, khó khăn cá nhân, nhận được sự đồng cảm từ cộng đồng người theo dõi.

Jennie,  BlackPink,  Pony,  Irene Kim anh 6

Pony kết hợp với nhiều thương hiệu làm đẹp, đồng thời ra mắt nhãn hàng mỹ phẩm riêng. Ảnh: @ponysmakeup.

Làm giàu từ danh tiếng

Với gần 9 triệu người theo dõi trên Instagram và 5,9 triệu lượt đăng ký trên Youtube, vlogger Pony (Park Hye-min) góp phần tái định nghĩa ngành công nghiệp làm đẹp qua các clip makeup thịnh hành.

Pony bắt đầu nổi tiếng từ các video hướng dẫn trang điểm, đánh giá chất lượng mỹ phẩm. Clip của cô đạt hàng triệu lượt xem.

Bên cạnh việc hợp tác với các thương hiệu mỹ phẩm để tạo ra những dòng sản phẩm mới, Pony còn trình làng thương hiệu riêng mang tên Pony Effect.

Pony không phải trường hợp cá biệt, nhiều KOL Hàn Quốc cũng tận dụng sự nổi tiếng trên mạng xã hội để khởi nghiệp, phát triển thương hiệu cá nhân.

Người mẫu Irene Kim sở hữu 2,8 triệu người theo dõi trên Instagram sở hữu một nhãn hàng thời trang phát triển nhanh. Thương hiệu Ireneisgood của người mẫu này cũng ghi nhận 91.000 lượt theo dõi. Thành công của nhãn hàng trên là minh chứng cho kỹ năng tiếp thị thông minh và sự hiểu biết về khách hàng mục tiêu của nhà sáng lập.

Irene Kim thành công biến sức ảnh hưởng của bản thân thành một doanh nghiệp hữu hình, có lợi nhuận.

Jennie,  BlackPink,  Pony,  Irene Kim anh 9

Irene Kim tạo ra sức ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực thời trang. Ảnh: @ireneisgood.

Mối nguy đối với sức khỏe tinh thần

Tuy nhiên, con đường nổi tiếng của các KOL Hàn Quốc không trải hoa hồng. Họ gặp áp lực duy trì hình ảnh hoàn hảo trên các phương tiện truyền thông, dẫn đến các vấn đề về sức khỏe tinh thần.

Những bài đăng của họ phải chịu sự giám sát, chỉ trích và phẫn nộ từ phía công chúng.

KOL làm đẹp Ssin (Lee Sae-rom), người sở hữu 220.00 lượt theo dõi trên Instagram và 1,4 triệu người đăng ký trên Youtube, công khai thảo luận về áp lực của sự nổi tiếng trên mạng xã hội.

Chia sẻ thẳng thắn của Ssin về quá trình chiến đấu với chứng lo âu dấy lên cuộc thảo luận về vấn đề tâm lý của những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội. Giãi bày chân thành của cô nhận được sự đồng cảm lớn từ phía công chúng.


Cùng chuyên mục

  • Lối sống ‘không đàn ông’ gây sốt

    Lối sống độc thân, không kết hôn đang được phụ nữ trẻ Trung Quốc nhiệt tình hưởng ứng trên MXH. Song chuyên gia cảnh báo bẫy tiêu dùng và tiêu chuẩn nhan sắc ẩn sau trào lưu này.

  • Gen Z Mỹ canh cánh lo mất việc

    Giữa “cơn bão sa thải” đang càn quét thị trường lao động Mỹ, thế hệ trẻ tại xứ cờ hoa chật vật tìm kiếm sự ổn định và loay hoay với gánh nặng nợ nần.

  • Hết thời Tinder, sân pickleball thành chốn tìm bạn tình lý tưởng

    Được xem là môn thể thao thịnh hành trong những năm gần đây, pickleball thu hút số lượng lớn tay vợt trẻ đến sân. Không chỉ chơi thể thao, họ còn muốn tìm kiếm người yêu tại đây.

  • Thú chơi đồ ăn vặt xa xỉ

    Chán khoe iPhone 16 hay túi xách hàng hiệu, nhiều người trẻ Mỹ thể hiện độ chịu chi bằng hộp ngũ cốc 53 USD hay bịch khoai tây chiên 45 USD.

  • Những ‘chú chim cô đơn’ ở Trung Quốc

    Nhiều thanh niên Trung Quốc sống một mình ở các thành phố lớn, làm việc từ 9h sáng đến 9h tối suốt 6 ngày/tuần và cô độc hơn bao giờ hết.

  • Chi tiền để ‘niềng răng’ cho Labubu

    Không chỉ sưu tầm các phiên bản khác nhau, người chơi Labubu ở Singapore còn mạnh tay chi tiền “niềng răng” cho món đồ chơi nhồi bông này.