‘Đào, phở và piano’ tham dự Oscar 2024

Bộ phim của đạo diễn Phi Tiến Sơn sẽ đại diện Việt Nam dự vòng sơ tuyển giải Oscar 2024. Trước đó, “Đào, phở và piano” từng tạo cơn sốt khi ra rạp.

Cục trưởng Cục Điện ảnh Vi Kiến Thành cho biết sau khi nhận được thư mời từ Viện hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Hoa Kỳ (AMPAS), Cục đã đăng tải trên website về việc đăng ký tham dự vòng sơ tuyển Oscar 2024 ở hạng mục Phim truyện quốc tế, từ ngày 9/8.

Sau đó, bốn phim gồm Đào, phở và piano, Cái giá của hạnh phúc, Lật mặt 7: Một điều ướcMai đăng ký.

dao pho piano,  oscar 2024,  mai,  tran thanh,  cuc dien anh anh 1

Bộ phim Đào, phở và piano dự vòng sơ tuyển giải Oscar 2024.

Sau buổi làm việc, Hội đồng quốc gia tuyển chọn phim tham dự vòng sơ tuyển Oscar đã thống nhất chọn Đào, phở và piano.

Đào, phở và piano là tác phẩm của biên kịch, đạo diễn Phi Tiến Sơn. Phim được đầu tư kinh phí 20 tỷ đồng.

Phim lấy cảm hứng từ cuộc chiến 60 ngày đêm vào cuối năm 1946, đầu năm 1947 của quân dân Hà Nội với câu chuyện tình yêu của anh tự vệ (Doãn Quốc Đam đảm nhận) và cô tiểu thư Hà thành (Cao Thùy Linh). NSƯT Trần Lực, NSƯT Trung Hiếu, Doãn Quốc Đam, ca sĩ Tuấn Hưng… cũng góp mặt trong phim.

Bộ phim từng tạo cơn sốt khi ra rạp. Tác phẩm thu hút sự quan tâm, bàn luận của khán giả yêu phim trên cả nước. Ban đầu, bộ phim chỉ chiếu tại một địa điểm duy nhất là Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội). Sau đó, do hiệu ứng truyền miệng, thông tin, hiệu ứng về tác phẩm được lan tỏa rộng rãi.

Sau đó, phim được chiếu tại các cụm rạp của hệ thống Cinestar, Beta Cinema trên toàn quốc. Ở nhiều địa phương, khán giả phải xếp hàng dài để mua vé vào rạp, do không thể đặt online thông qua website nhà rạp.

Trước hiện tượng Đào, phở và piano, trao đổi với Tri Thức – Znews, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho rằng việc bộ phim tạo hiệu ứng bất ngờ ngoài phòng vé là tín hiệu tốt, tích cực cho một bộ phim do Nhà nước đặt hàng.

“Trường hợp Đào, phở và piano cho thấy không phải các bộ phim do Nhà nước đặt hàng là không có thị trường, không nhận được sự quan tâm của khán giả, kể cả khán giả trẻ. Những gì mà chúng ta thiếu là một định hướng phát triển công nghiệp điện ảnh đúng nghĩa, thực chất. Ở đó, bất kỳ một dòng phim nào, kể cả phim do Nhà nước đặt hàng, cũng phải chú ý đầy đủ đến yếu tố thị trường, quan tâm đồng bộ đến các khâu, từ kịch bản, đạo diễn, diễn xuất, kỹ thuật, phát hành, phê bình, quảng bá trên các phương tiện khác nhau, kể cả mạng xã hội, phát triển thương hiệu, phát triển khán giả…”, PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho biết.

  • Cái khó của Tuấn Trần

    Qua “Móng vuốt” và “Làm giàu với ma”, Tuấn Trần cho thấy nỗ lực thoát khỏi vùng an toàn trước đây. Song nam diễn viên cần có một cú vươn mình đích thực.

  • Kết quả khi Karik ‘chơi tất tay’

    Karik tuyên bố tất cả thí sinh của anh đang ở phong độ đỉnh cao nhất. Nói là làm, HLV này bảo toàn 7/8 học trò sau vòng Đối đầu.


Cùng chuyên mục