Lối sống ‘không đàn ông’ gây sốt

Lối sống độc thân, không kết hôn đang được phụ nữ trẻ Trung Quốc nhiệt tình hưởng ứng trên MXH. Song chuyên gia cảnh báo bẫy tiêu dùng và tiêu chuẩn nhan sắc ẩn sau trào lưu này.

Nối tiếp làn sóng phản đối sự kỳ thị độc thân, trào lưu khoe cuộc sống một mình, “không đàn ông” được hưởng ứng mạnh mẽ ở Trung Quốc. Ảnh minh họa: @__3.winnie.31__.

Những vlog “sống một mình” đang là xu hướng nổi bật trên mạng xã hội Trung Quốc Xiaohongshu. Theo Jia Guo, chuyên gia về Giới và Nghiên cứu Văn hóa tại Đại học Sydney, trào lưu này phản ánh một góc nhìn mới về lối sống độc thân của phụ nữ trẻ Trung Quốc.

Những vlog này khắc họa sự tận hưởng cuộc sống tự do trong không gian riêng tư, nơi họ thoải mái sống theo cách mình muốn mà không phụ thuộc vào đàn ông.

Nội dung thường xoay quanh những khoảnh khắc thường nhật như tập thể dục, nấu ăn, xem phim, tạo nên bức tranh về một cuộc sống hiện đại và tinh tế.

Dù thời lượng ngắn, các vlog này vẫn truyền tải thông điệp sâu sắc về sự tự chủ và sung túc của chủ kênh. Không gian sống rộng rãi, được bài trí đẹp mắt, không chỉ minh chứng cho mức thu nhập khoảng 30.000 NDT (4.250 USD) mỗi tháng mà còn thể hiện khả năng tài chính vững vàng, cùng với tinh thần tận hưởng cuộc sống sau giờ làm.

nguoi tre trung quoc,  Xiaohongshu la,  vlog song mot minh,  trung quoc doc than,  khong dan ong, loi song khong dan ong anh 1

Những dạng video thể hiện phong cách sống độc thân phổ biến trên Xiaohongshu. Ảnh: Xiaohongshu.

Góc nhìn mới về phụ nữ độc thân

Trái ngược với quan niệm “sheng nu” (gái ế) trước đây, những vlog “không đàn ông” thể hiện cuộc sống độc thân của phụ nữ Trung Quốc một cách tích cực hơn: hạnh phúc, chất lượng và đầy đủ về vật chất.

Thuật ngữ “sheng nu” xuất hiện vào giữa những năm 2000 tại Trung Quốc, gắn liền với quan niệm phụ nữ độc thân là một vấn đề xã hội cần giải quyết. Tuy nhiên, thời thế đã thay đổi.

Theo số liệu chính thức, số người độc thân trên 15 tuổi ở Trung Quốc đã lên đến con số kỷ lục: 239 triệu người vào năm 2021. Một cuộc khảo sát của Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc cho thấy 44% phụ nữ không có kế hoạch kết hôn.

nguoi tre trung quoc,  Xiaohongshu la,  vlog song mot minh,  trung quoc doc than,  khong dan ong, loi song khong dan ong anh 2

Nhiều phụ nữ Trung Quốc không muốn bị ràng buộc bởi những quan niệm truyền thống về hôn nhân và gia đình. Ảnh minh họa: Weibo.

Dù hôn nhân vẫn được coi là quan trọng ở Trung Quốc, ngày càng nhiều người trì hoãn việc này để tận hưởng cuộc sống độc thân thoải mái và tự do.

Trên Xiaohongshu, những bài đăng với hashtag “Không kết hôn, không con cái” từ các influencer nữ thường ở độ tuổi 30-40 thường nhận được hàng nghìn lượt thích.

Ở một mức độ nào đó, các vlogger “sống một mình” trên Xiaohongshu đang thách thức những định kiến ​​tiêu cực gắn liền với phụ nữ độc thân. Họ coi cuộc sống độc thân là sự tự do và cơ hội để tận hưởng cuộc sống theo cách riêng.

Ngoài ra, “chăm sóc bản thân và tự kỷ luật” (zilu) cũng là chủ đề phổ biến khác trong các vlog này. Các hoạt động như tập thể dục, chăm sóc da và nấu ăn lành mạnh được xem là biểu hiện của sự tự lập và yêu thương bản thân.

Thông qua những vlog này, phụ nữ độc thân muốn truyền tải thông điệp rằng họ hoàn toàn có thể sống hạnh phúc và thành công mà không cần phụ thuộc vào hôn nhân hay một người đàn ông.

‘Bẫy’ tiêu dùng

Mặc dù phản ánh sự thay đổi tích cực trong quan niệm về hạnh phúc của phụ nữ Trung Quốc, chuyên gia Jia Guo cho rằng lối sống độc thân vẫn bị ảnh hưởng bởi các tiêu chuẩn về cái đẹp và chủ nghĩa tiêu dùng. Theo bà, hạnh phúc của phụ nữ trong các vlog này thường gắn liền với việc sở hữu hàng hóa và theo đuổi một lối sống lý tưởng hóa.

nguoi tre trung quoc,  Xiaohongshu la,  vlog song mot minh,  trung quoc doc than,  khong dan ong, loi song khong dan ong anh 3

Các vlog vẫn phản ánh bản chất thương mại hóa của Xiaohongshu. Ảnh minh họa: @kaylin.579.

Bà Guo cảnh báo rằng tuyên bố về “tự do” trong những vlog này cần được nhìn nhận thận trọng. Dù các video khắc họa hình ảnh phụ nữ độc thân mạnh mẽ, khác biệt với định kiến “gái ế”, họ vẫn chịu tác động của logic tiêu dùng và thương mại hóa trên mạng xã hội.

Các vlog “sống một mình” đôi khi không chỉ đơn thuần là thể hiện sự tự chủ, mà còn trở thành một dạng “khoe khoang” trá hình, nơi hạnh phúc được đo bằng số lượng hàng hóa và mức độ sang trọng của cuộc sống.

Ngoài ra, bà Guo lưu ý rằng sự lạc quan trong các vlog này đôi khi mang tính gượng ép, ngay cả khi các vlogger bộc lộ sự mệt mỏi vì làm việc quá sức. Mệt mỏi này phản ánh cái giá phải trả cho độc lập tài chính và sự kỷ luật bản thân.

Điều này cho thấy “tự do” mà các vlogger phô diễn không hoàn toàn thoát khỏi áp lực của chủ nghĩa tiêu dùng và sự thương mại hóa đang thịnh hành trên mạng xã hội Trung Quốc.

  • Giới nhà giàu bớt đổ tiền mua tranh

    Thị trường nghệ thuật toàn cầu đang trải qua năm thứ 2 suy giảm liên tiếp, khi nhu cầu đối với các tác phẩm cao cấp giảm sút và một thế hệ người mua mới ưa chuộng tranh giá rẻ hơn.

  • Hãng trang phục thể thao hưởng lợi nhờ cơn sốt pickleball

    Trang phục, dụng cụ tập luyện pickleball là “miếng bánh béo bở” của các hãng thời trang, nhất là khi môn thể thao này đang chinh phục lượng lớn người chơi với tốc độ nhanh chóng.


Cùng chuyên mục