Xu hướng mời cưới không gồm ‘file đính kèm’

Với hàng loạt chi phí cần chi trả cùng vòng tròn xã giao không lường trước được, nhiều cô dâu chú rể ra quy định hạn chế đem theo người khác đến đám cưới.

Việc mời cưới có cho phép đem thêm người đi cùng khiến nhiều đôi dâu rể đau đầu. Ảnh minh họa: The F Lab.

Trong văn hóa đám cưới của người Mỹ, được mời cưới và đưa thêm người đi cùng một vấn đề hóc búa. Theo, Lizzie Post của Emily Post Institute, tổ chức chuyên về các nghi thức, dù là hành động tử tế, cho phép những vị khách độc thân, đặc biệt là những người ở xa hoặc ít quen biết với dàn khách mời dẫn thêm người đến tiệc cưới không phải là điều bắt buộc.

Dù vậy, việc mời cả hai người đang trong mối quan hệ yêu đương nghiêm túc được coi là thiết yếu. Song, thế nào được xem là một mối quan hệ yêu tương nghiêm túc? Thông thường, đã cưới hoặc đang sống chung được xem là vừa với tiêu chuẩn này.

Song, hiện nay, Lizzy gợi ý rằng hai người yêu nhau khoảng 6 tháng sẽ phù hợp để mời cưới. Cô cho hay việc xác định tình trạng hẹn hò của khách mời cũng không dễ dàng và có thể gây ra nhiều khó khăn khi lên kế hoạch cho đám cưới, theo The Atlantic.

Nan giải việc mời cưới

Việc mời cưới thực tế không phải lúc nào cũng gây đau đầu như vậy. Julia Carter, nhà xã hội học tại đại học West of England, cho hay trước đây, đám cưới thường là sự kiện địa phương với danh sách khách mời khá rõ ràng. Cô dâu chú rể có thể đã biết rõ về người yêu của bạn bè mình nên việc mời họ có vẻ là điều đương nhiên.

Tuy nhiên, giờ đây, mạng lưới xã hội của người bình thường trở nên phức tạp và phân tán về mặt địa lý hơn nhiều. Họ có thể có người bạn thân thiết ở cách xa nghìn dặm và đang yêu một cô gái/anh chàng mà mình chưa được gặp.

moi cuoi anh 1
Nhiều cặp sắp cưới gặp nhiều khó khăn trong lên kế hoạch đám cưới vì phải chọn lọc khách mời. Ảnh minh họa: Lương Minh Toàn/Pexels.

Những yếu tố này thường dẫn đến việc các đôi uyên ương trở nên chọn lọc với lời mời cưới, vốn dễ gây tổn thương hơn. Đám cưới thường bao gồm nhiều người ở độ tuổi cuối 20 và 30 tuổi, thời điểm mà họ đang ở các giai đoạn khác nhau trong mối quan hệ của mình.

Đối với những người chưa kết hôn, việc tham dự đám cưới có thể gây thêm áp lực về hôn nhân. Nếu người yêu của ai đó không được mời, họ có thể cảm thấy mối quan hệ của họ không được coi trọng. Trong khi đó, những vị khách độc thân có thể cảm thấy bị bỏ rơi và bị nhắc về việc mang người yêu theo cùng.

Một giải pháp đáng cân nhắc khác là cho phép tất cả đưa thêm người, dù là bạn thân hay người yêu, tới dự đám cưới cùng. Cách tiếp cận này đảm bảo các đôi không bị chia rẽ cũng như dàn khách độc thân không cảm thấy bị bỏ rơi. Tuy nhiên, phương án này thường không khả thi về mặt tài chính nếu không phải những đánh đổi một vài thứ chẳng hạn như mời ít bạn bè hơn hoặc chi thêm tiền.

Đám cưới thật sự thân mật

Thực tế, chúng ta có một hướng giải quyết khác, mặc dù còn gây tranh cãi, là hoàn toàn không cho phép thêm người dự. Điều này đồng nghĩa với việc cô dâu chú rể chỉ mời những người mình thực sự thân thiết. Dù có vẻ khác lạ trong văn hóa Mỹ, việc này thực chất phổ biến và bình thường ở không ít quốc gia khác như Nhật Bản hay Vương quốc Anh.

Đám cưới không thêm người không chỉ khiến việc lên kế hoạch dễ dàng hơn cho chủ tiệc mà còn có thể xây dựng một không gian năng động hơn cho khách mời. Dù ban đầu có vẻ đáng lo lắng, việc đi một mình đến đám cưới có thể giúp mọi người có thêm những trải nghiệm và mối quan hệ mới đáng nhớ.

moi cuoi anh 2
Cô dâu chú rể cần cân nhắc kỹ lưỡng sở thích và mục đích lễ cưới của mình trước khi gửi thiệp mời. Ảnh minh họa: Nguyễn Nguyên/Pexels.

Thêm vào đó, những buổi tiệc cưới như thế này giúp mọi người cảm thấy được đồng điệu hơn. Chưa kể, họ còn có thêm cơ hội giao tiếp và gần gũi với mọi người xung quanh, từ đó tạo nên bầu không khí kết nối cho sự kiện.

Những cuộc tranh luận xoay quanh mời cưới phản ánh nhiều về mục đích của tổ chức đám cưới thời nay. Liệu lễ cưới chủ yếu dành cho đôi uyên ương sắp về chung tổ ấm hay dành cho gia đình và bạn bè của họ. Hay buổi lễ này chỉ đơn là buổi tiệc ăn mừng thông thường. Có thể thấy rằng khi hôn nhân phát triển, đám cưới đã trở thành hiện thân của nhiều mục đích hơn, dù thỉnh thoảng chúng có thể xung đột với nhau.

Phương án mời cưới nào cũng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Đồng thời, hướng tiếp cận có hiệu quả với đôi này có thể không phù hợp với đôi khác. Điều quan trọng nhất vẫn là đám cưới thể hiện giá trị và sở thích của cô dâu chú rể cũng như đảm bảo sự thoải mái của khách mời.


Cùng chuyên mục

  • Lối sống ‘không đàn ông’ gây sốt

    Lối sống độc thân, không kết hôn đang được phụ nữ trẻ Trung Quốc nhiệt tình hưởng ứng trên MXH. Song chuyên gia cảnh báo bẫy tiêu dùng và tiêu chuẩn nhan sắc ẩn sau trào lưu này.

  • Gen Z Mỹ canh cánh lo mất việc

    Giữa “cơn bão sa thải” đang càn quét thị trường lao động Mỹ, thế hệ trẻ tại xứ cờ hoa chật vật tìm kiếm sự ổn định và loay hoay với gánh nặng nợ nần.

  • Hết thời Tinder, sân pickleball thành chốn tìm bạn tình lý tưởng

    Được xem là môn thể thao thịnh hành trong những năm gần đây, pickleball thu hút số lượng lớn tay vợt trẻ đến sân. Không chỉ chơi thể thao, họ còn muốn tìm kiếm người yêu tại đây.

  • Thú chơi đồ ăn vặt xa xỉ

    Chán khoe iPhone 16 hay túi xách hàng hiệu, nhiều người trẻ Mỹ thể hiện độ chịu chi bằng hộp ngũ cốc 53 USD hay bịch khoai tây chiên 45 USD.

  • Những ‘chú chim cô đơn’ ở Trung Quốc

    Nhiều thanh niên Trung Quốc sống một mình ở các thành phố lớn, làm việc từ 9h sáng đến 9h tối suốt 6 ngày/tuần và cô độc hơn bao giờ hết.

  • Chi tiền để ‘niềng răng’ cho Labubu

    Không chỉ sưu tầm các phiên bản khác nhau, người chơi Labubu ở Singapore còn mạnh tay chi tiền “niềng răng” cho món đồ chơi nhồi bông này.