Nhãn hàng rút quảng cáo khỏi Olympic vì lễ khai mạc tai tiếng

Màn trình diễn chế giễu tác phẩm “The Last Supper” của Leonardo da Vinci tại lễ khai mạc Olympic Paris 2024 cũng vấp phải làn sóng chỉ trích trên MXH.

Tiết mục tai tiếng tại lễ khai mạc Olympic tạo ra nhiều cuộc tranh cãi. Ảnh: Olympics.

Công ty công nghệ C Spire có trụ sở tại Mississippi (Mỹ) thông báo gỡ toàn bộ quảng cáo khỏi Olympic 2024 sau khi lễ khai mạc diễn ra.

Nguyên nhân dẫn đến quyết định này là màn trình diễn nhạo báng kiệt tác The Last Supper(Bữa tối Cuối cùng) của danh họa Leonardo da Vinci khiến khán giả toàn cầu phẫn nộ.

“Chúng tôi bất ngờ trước tiết mục chế giễu The Last Supper tại Thế vận hội Paris. C Spire sẽ gỡ bỏ quảng cáo khỏi sự kiện này”, đại diện công ty đăng tải trên mạng xã hội.

bua toi cuoi cung,  the last supper olympic,  tai tro olympic,  khai mac Olympic,  khai mac Olympic 2024,  Leonardo da Vinci, C Spire rut quang cao,  drag queen olympics anh 1bua toi cuoi cung,  the last supper olympic,  tai tro olympic,  khai mac Olympic,  khai mac Olympic 2024,  Leonardo da Vinci, C Spire rut quang cao,  drag queen olympics anh 2

Tác phẩm The Last Supper của Leonardo da Vinci bị chế giễu trong một tiết mục tại lễ khai mạc Olympic Paris.

bua toi cuoi cung,  the last supper olympic,  tai tro olympic,  khai mac Olympic,  khai mac Olympic 2024,  Leonardo da Vinci, C Spire rut quang cao,  drag queen olympics anh 5

Màn trình diễn parody The Last Supper không được lòng khán giả trên thế giới. Ảnh: Olympics.

Thương hiệu rút quảng cáo

Theo Chủ tịch C Spire Suzy Hays, công ty ủng hộ những vận động viên tập luyện chăm chỉ để tham gia Thế vận hội. Tuy nhiên, doanh nghiệp này không chấp nhận hành vi chế giễu, xúc phạm tác phẩm nghệ thuật.

Màn trình diễn tai tiếng diễn ra trên cầu Debilyl với khung cảnh tháp Eiffel và sông Seine. 3 drag queen người Pháp cùng các vũ công ăn mặc lộng lẫy, đứng thành hàng bên chiếc bàn dài, gợi nhớ đến khung cảnh được danh họa Leonardo da Vinci khắc hoạ trong tác phẩm The Last Supper.

Ở giữa, một vũ công đội chiếc mũ tỏa ra vầng hào quang, gợi liên tưởng đến hình ảnh Chúa Jesus trong bức tranh gốc.

Sau khi lễ khai mạc kết thúc, Thomas Jolly, giám đốc nghệ thuật của buổi lễ, cho biết các tiết mục biểu diễn thể hiện tinh thần hòa nhập.

“Chủ đề của chương trình là sự đa dạng. Chúng tôi không có ý định phá hoại. Tại Pháp, chúng tôi có quyền tự do sáng tạo nghệ thuật”, Thomas Jolly nói.

Bất chấp lời giải thích, nhiều giáo dân lên tiếng chỉ trích lễ khai mạc Olympic một cách gay gắt. Làn sóng tẩy chay Thế vận hội Paris bắt đầu xuất hiện trên mạng xã hội.

Tate Reeves, Thống đốc bang Mississippi, ủng hộ hành động thu hồi quảng cáo của công ty C Spire.

bua toi cuoi cung,  the last supper olympic,  tai tro olympic,  khai mac Olympic,  khai mac Olympic 2024,  Leonardo da Vinci, C Spire rut quang cao,  drag queen olympics anh 8

Lễ khai mạc Olympic Paris bị cho là dành nhiều thời lượng cho các tiết mục biểu diễn, không tôn vinh tinh thần thể thao. Ảnh: Olympics.

‘Lễ khai mạc tệ nhất từ trước đến nay’

Thay vì tổ chức lễ khai mạc trong sân vận động như các kỳ Thế vận hội trước, nước chủ nhà Pháp mở màn Olympic Paris bằng buổi lễ dọc sông Seine, trên cầu Debilyl và kế bên tháp Eiffel.

Các đoàn vận động viên ngồi trên thuyền, diễu hành dọc sông Seine, góp phần tôn vinh văn hoá và quảng bá du lịch Pháp.

Mặc dù cơn mưa như trút nước ở Paris tạo ra nhiều hạn chế cho lễ khai mạc Olympic, 300.000 người vẫn xuất hiện bên bờ sông. Ước tính 1,5 tỷ người theo dõi sự kiện này trên toàn thế giới.

Tuy nhiên, lễ khai mạc nhận về nhiều ý kiến trái chiều, thậm chí bị nhận xét là “tệ nhất từ trước đến nay”.

Một số khán giả cho rằng buổi lễ không nhằm tôn vinh tinh thần thể thao hay hướng sự chú ý vào các vận động viên. Ca sĩ và vũ công chiếm phần lớn thời lượng chương trình. Mỗi đoàn thể thao đến từ các quốc gia chỉ có khoảng 5 giây trên sóng.

“Đây là lễ khai mạc Olympic tệ nhất với tôi. Khi các vận động viên ngồi trên thuyền, trôi dọc sông Seine, tiếng reo hò của đám đông không được ghi nhận, làm mất đi tinh thần thể thao”, một người dùng mạng xã hội chia sẻ.

16.000 người tương tác với bài đăng này, ủng hộ quan điểm trên.

Tiết mục chế nhạo kiệt tác The Last Supper là điểm trừ lớn nhất của lễ khai mạc, tạo ra làn sóng chỉ trích trên toàn cầu. Hình ảnh một người đàn ông phủ lớp sơn xanh nằm trên chiếc bàn trong màn biểu diễn bị nhận xét là phản cảm, không phù hợp.

Người dùng mạng xã hội thể hiện sự tiếc nuối với buổi lễ này, nhớ về lễ khai mạc Olympic Bắc Kinh 2008 và Olympic London 2012.


Cùng chuyên mục