Tâm lý của người ‘nghiện’ Labubu

Sự thịnh hành của những món đồ chơi nhồi bông bắt nguồn từ tâm lý muốn thể hiện bản thân và mong muốn mượn sự vật đáng yêu xoa dịu trạng thái căng thẳng trước áp lực cuộc sống.

Thú nhồi bông dành cho người lớn trở thành thị trường hấp dẫn. Ảnh minh hoạ: @kyduyen1311.

Thế giới thời trang có xu hướng trở nên ấm áp hơn nhờ sự xuất hiện của những món đồ chơi nhồi bông, trong đó phải kể đến chú thỏ răng nhọn Labubu thịnh hành ở Việt Nam trong thời gian gần đây.

Thú nhồi bông trở thành phụ kiện túi xách bất ly thân, được người dùng mang đi làm, mua sắm, ăn trưa. Tại Tuần lễ thời trang London vừa diễn ra, các “vị khách nhồi bông” chen chúc trên hàng ghế khán giả cùng Harry Styles, Lena Dunham và Kelly Rutherford.

Sự thịnh hành của những món đồ chơi dễ thương này được cho là góp phần xoa dịu trạng thái căng thẳng của người trẻ trong bối cảnh kinh tế – xã hội biến động.

Labubu la con gi,  Labubu la gi,  xo so Labubu,  Helly Kitty,  Lisa BlackPink,  thu nhoi bong, anh 3

Nhật Bản là “cái nôi” của tiểu văn hoá dễ thương, đem đến nguồn cảm hứng cho các nhà sản xuất phụ kiện thú nhồi bông đeo túi xách. Ảnh: @sooyaaa__.

Tiểu văn hoá dễ thương

Theo The Guardian, đây là thời đại “1 m2 10 thú bông”. Dù có mặt ở trung tâm mua sắm, quán cà phê hay trên xe buýt, các tín đồ thời trang cũng có thể dễ dàng phát hiện ra vô số đồ chơi nhồi bông treo lủng lẳng trên những chiếc túi xách, balo.

Amanda Marcuson, người sáng lập cửa hàng Bag Crap có trụ sở tại Texas (Mỹ), cho rằng xu hướng này góp phần đem đến những khoảnh khắc dễ thương, hài hước cho ngành công nghiệp thời trang vốn lạnh lùng, xa cách.

Sự đáng yêu ngày càng giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực thời trang, trở nên phổ biến thông qua các nội dung trực tuyến.

Nhà mốt danh tiếng Miu Miu đã giới thiệu hàng loạt móc túi xách đáng yêu trong bộ sưu tập Xuân/Hè 2024. Song, tiểu văn hoá (subculture) dễ thương lại bắt nguồn từ Nhật Bản.

Joshua Paul Dale, tác giả của cuốn Irresistible: How Cuteness Wired our Brains and Conquered the World (tạm dịch: “Không thể chối từ: Sự dễ thương kết nối não bộ và chinh phục thế giới thế nào”), cho biết: “Những món đồ chơi nhỏ, dễ thương, được treo trên túi xách là xu hướng của các bé gái Nhật Bản, bắt đầu từ cuối những năm 1990”.

Không chỉ là phụ kiện treo túi, đồ chơi nhồi bông còn có sự gắn bó tình cảm đặc biệt đối với chủ nhân. Muda (20 tuổi, Nhật Bản), sinh viên ngành tâm lý học, mang con búp bê mà cô đặt tên là Sky Bar Mountain đến một buổi biểu diễn âm nhạc. Sinh viên này cũng đem chú chuột bông Chiikawa theo những chuyến du lịch leo núi hoặc ra biển.

Labubu la con gi,  Labubu la gi,  xo so Labubu,  Helly Kitty,  Lisa BlackPink,  thu nhoi bong, anh 6

Labubu là món đồ chơi nhồi bông được ưa chuộng trong thời gian gần đây. Ảnh: @vmhuong.

Mong muốn thể hiện bản thân, xoa dịu tâm lý căng thẳng

Dù được cho là cá nhân hoá thông tin truyền tải đến người dùng, các thuật toán mạng xã hội vẫn vẽ nên một bức tranh chung, tạo ra xu hướng, trào lưu hướng đến đại chúng. Sở thích riêng ngày càng mờ nhạt trong bối cảnh truyền thông xã hội lên ngôi.

Vì thế, những món đồ chơi nhồi bông được xem là mang dấu ấn riêng của người dùng. Theo Joshua Paul Dale, việc treo một món phụ kiện dễ thương lên túi xách là hình thức thể hiện bản thân một cách tinh tế.

“Món đồ nhỏ cho biết bạn quan tâm đến điều gì, nhưng không thông báo cho cả thế giới biết về quan điểm chính trị của bạn”, Dale nói.

Giá trị thị trường đồ chơi người lớn tại Anh đạt mức 1 tỷ bảng/năm. Những nhân vật nổi tiếng như Miffy, Hello Kitty và Labubu giữ vị trí quan trọng trong lĩnh vực thời trang.

Labubu là một nhân vật trong Vương quốc Quái vật, được thực hiện bởi nghệ sĩ Hong Kong Kasing Lung từ năm 2015, lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu.

Sản phẩm này bắt đầu trở nên thịnh hành sau khi được thần K-Pop Lisa (BlackPink) lăng xê. Chú thỏ răng nhọn nhanh chóng thu hút sự chú ý của giới trẻ, tạo ra “cơn sốt” trong lĩnh vực đồ chơi nghệ thuật.

Không chỉ Gen Z, những người tiêu dùng thuộc thế hệ Millennials cũng dành tình cảm đặc biệt cho các nhân vật hoạt hình Disney gắn liền với tuổi thơ của họ, sẵn sàng bỏ tiền mua sắm đồ chơi nhồi bông do Walt Disney phát hành.

Joshua Paul Dale cho biết việc nhìn thấy một sự vật dễ thương kích hoạt các trung tâm khoái cảm trong não bộ. Sự đáng yêu làm giảm mức độ căng thẳng và gia tăng cảm giác hạnh phúc.

“Mọi người gặp căng thẳng vì áp lực kinh tế, biến động xã hội. Do đó, việc mang theo một món đồ chơi dễ thương giúp họ giải quyết vấn đề này”, Dale nói.

  • Gần 1/2 người lớn vẫn ngủ với gấu bông

    Sự lên ngôi của thú nhồi bông, như Labubu, Capybara hay Jellycat, trong những năm gần đây cho thấy ranh giới ngày càng mờ nhạt giữa thời thơ ấu và tuổi trưởng thành.

  • Hết Labubu đến Jellycat gây sốt

    Những chú thỏ bông tai dài của thương hiệu Jellycat bất ngờ trở nên thịnh hành trong năm nay, được nhiều người có sức ảnh hưởng trên MXH như Lọ Lem hay Chao lăng xê.


Cùng chuyên mục