Bạn trẻ TP.HCM tập môn nghệ thuật tồn tại hàng trăm năm ở Việt Nam

Không muốn hát bội sẽ chỉ còn trong những kỷ niệm tuổi thơ được bà nội dắt đi xem, Nhật Long (TP.HCM) quyết định tham gia học vũ đạo biểu diễn của loại hình nghệ thuật này.

lop hoc hat boi TP.HCM anh 1

Từ giữa tháng 6, nhiều chương trình tìm hiểu về hát bội do Nhà hát Nghệ thuật Hát bội TP.HCM, thu hút đông đảo bạn trẻ. Ngoài xem trình diễn, các bạn tham gia còn thực hành những động tác vũ đạo cơ bản trong hát bội như cầm, trốc, khán, phá.

lop hoc hat boi TP.HCM anh 2

“Khoa sức là nét đặc trưng của hát bội, phần biểu cảm cần song hành với phần động tác để ra được thần thái của nhân vật” – là lời nhắc đầu tiên cho những ai mới làm quen với bộ môn này. Thanh Thảo đang làm động tác khán (nhìn kèm chỉ gần). “Được thực hành sau khi quan sát, mình mới hiểu rõ hơn về sự khổ luyện của các cô chú nghệ sĩ”, cô bạn cho biết.

lop hoc hat boi TP.HCM anh 3

Lớp học do nghệ sĩ Thanh Bình trực tiếp hướng dẫn, với các bạn học viên chủ yếu từ 20-30 tuổi, có cả bạn học sinh tiểu học.

lop hoc hat boi TP.HCM anh 5

Vừa xem trình diễn, Thế Văn (25 tuổi) vừa nhanh tay ghi chú và vẽ lại những động tác của hát bội, vì không muốn bỏ lỡ bất cứ ý tưởng nào ngay lúc đó. Bạn bắt đầu nghiêm túc tìm hiểu hát bội từ hai năm trước, mong muốn làm những dự án phim hoạt hình mang chất liệu nghệ thuật dân gian Việt Nam.

lop hoc hat boi TP.HCM anh 7

Đinh Nhật Long (áo đen, sáng tạo nội dung trên TikTok) kể lại: “Mình đến coi vì muốn ôn lại kỉ niệm những ngày còn nhỏ, được nội dẫn dắt đi xem. Những nét văn hoá truyền thống mà nội để lại đó, vẫn còn ở trong hơi thở, bầu khí quyển xung quanh mình. Mình sợ một ngày, có thể là 20-30 năm nữa, hát bội sẽ biến mất”.

lop hoc hat boi TP.HCM anh 9

Một bạn học viên nước ngoài nán lại sau giờ học để thử các nhạc cụ truyền thống.

lop hoc hat boi TP.HCM anh 10

Chia sẻ với Tri Thức – Znews, nghệ sĩ Thanh Bình cho biết, đang ngày có thêm cố gắng tổ chức các chương trình sân khấu học đường, để các loại hình nghệ thuật sân khấu như hát bội tiếp cận các bạn trẻ dễ dàng hơn.


Cùng chuyên mục

  • Lối sống ‘không đàn ông’ gây sốt

    Lối sống độc thân, không kết hôn đang được phụ nữ trẻ Trung Quốc nhiệt tình hưởng ứng trên MXH. Song chuyên gia cảnh báo bẫy tiêu dùng và tiêu chuẩn nhan sắc ẩn sau trào lưu này.

  • Gen Z Mỹ canh cánh lo mất việc

    Giữa “cơn bão sa thải” đang càn quét thị trường lao động Mỹ, thế hệ trẻ tại xứ cờ hoa chật vật tìm kiếm sự ổn định và loay hoay với gánh nặng nợ nần.

  • Hết thời Tinder, sân pickleball thành chốn tìm bạn tình lý tưởng

    Được xem là môn thể thao thịnh hành trong những năm gần đây, pickleball thu hút số lượng lớn tay vợt trẻ đến sân. Không chỉ chơi thể thao, họ còn muốn tìm kiếm người yêu tại đây.

  • Thú chơi đồ ăn vặt xa xỉ

    Chán khoe iPhone 16 hay túi xách hàng hiệu, nhiều người trẻ Mỹ thể hiện độ chịu chi bằng hộp ngũ cốc 53 USD hay bịch khoai tây chiên 45 USD.

  • Những ‘chú chim cô đơn’ ở Trung Quốc

    Nhiều thanh niên Trung Quốc sống một mình ở các thành phố lớn, làm việc từ 9h sáng đến 9h tối suốt 6 ngày/tuần và cô độc hơn bao giờ hết.

  • Chi tiền để ‘niềng răng’ cho Labubu

    Không chỉ sưu tầm các phiên bản khác nhau, người chơi Labubu ở Singapore còn mạnh tay chi tiền “niềng răng” cho món đồ chơi nhồi bông này.