CEO adidas Trung Quốc bị tố tham nhũng

Một nhân viên đã gửi thư nặc danh đến trụ sở chính của adidas tại Đức với nội dung tố cáo CEO Trung Quốc tham nhũng hàng triệu USD, xây dựng “bè phái”.

Không chỉ riêng CEO, nhiều thành viên trong “bè phái” cũng bị lên án. Ảnh minh họa: Qilai Shen/Bloomberg

adidas đang tiến hành cuộc điều tra nội bộ về cáo buộc tham nhũng tại thị trường Trung Quốc, một trong những thị trường quan trọng nhất của hãng, CNN đưa tin.

Vụ việc bắt nguồn từ một bức thư nặc danh được cho là của các nhân viên adidas Trung Quốc, được gửi đến trụ sở chính của thương hiệu tại Đức vào ngày 7/6 vừa qua, trong đó tố cáo CEO ở xứ tỷ dân đã biển thủ “hàng triệu euro”. Bức thư này sau đó đã được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội, thu hút sự chú ý của truyền thông và công chúng, theo Jiemian.

Cụ thể, bức thư tố cáo đã chỉ đích danh một CEO cấp cao tại thị trường Trung Quốc, người quản lý ngân sách tiếp thị của adidas. Theo nội dung bức thư, ngân sách quảng cáo tại Trung Quốc lên đến 250 triệu euro (khoảng 268 triệu USD) mỗi năm, bao gồm chi phí cho tiếp thị, xây dựng thương hiệu và hội chợ thương mại.

CEO adidas Trung Quoc,  tham nhung adidas,  adidas,  thu nac danh adidas,  CEO adidas,  adidas Trung Quoc,  znews anh 1

David Beckham phát biểu với người tiêu dùng Trung Quốc tại một chiến dịch quảng bá giày adidas mới tại Quảng Đông (Trung Quốc) vào tháng 3. Ảnh: Li Zhanjun.

CEO này bị cáo buộc đã lợi dụng vị trí của mình để trục lợi cá nhân, bao gồm biển thủ tiền và nhận những khoản hoa hồng khổng lồ từ các đối tác quảng cáo và đại diện của người nổi tiếng. Bên cạnh đó, ông cũng bị cáo buộc đã xây dựng hệ thống “bè phái”, trong đó, nhân viên được thăng chức dựa trên sự tuân thủ các chỉ đạo của CEO.

Người gửi thư nặc danh cũng đề cập đến việc một trong những cấp dưới của CEO này đã nhận “hàng triệu USD từ các nhà cung cấp và nhận những tài sản vật chất như bất động sản”.

Các nhân viên tố cáo cam kết sẽ công khai vụ việc với giới truyền thông và cơ quan thực thi pháp luật nếu công ty không giải quyết các cáo buộc.

Claudia Lange, người đứng đầu bộ phận quan hệ báo chí của adidas, cho biết công ty đang “tích cực điều tra vấn đề này cùng với các cố vấn pháp lý bên ngoài”. Tuy nhiên, bà từ chối bình luận thêm trong khi chờ đợi kết quả điều tra.

Cổ phiếu của hãng thời trang thể thao đã giảm 3,7% vào ngày 17/6 sau khi thông tin này được công bố.

CEO adidas Trung Quoc,  tham nhung adidas,  adidas,  thu nac danh adidas,  CEO adidas,  adidas Trung Quoc,  znews anh 2

Những người tố cáo tuyên bố sẽ tiết lộ vụ việc cho giới truyền thông và cơ quan thực thi pháp luật nếu adidas không giải quyết các cáo buộc. Ảnh minh họa: Qilai Shen/Bloomberg.

adidas là nhà bán lẻ đồ thể thao lớn thứ hai trên thế giới. Tại thị trường Trung Quốc, adidas là thương hiệu đồ thể thao quốc tế lớn thứ hai sau Nike. Đây cũng là thị trường then chốt của thương hiệu thể thao này, đóng góp khoảng 15% tổng doanh thu của hãng. Bất kỳ sự gián đoạn nào trong hoạt động kinh doanh tại thị trường này đều có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của hãng.

Mặc dù đã phục hồi tăng trưởng doanh thu sau khi Trung Quốc dỡ bỏ các hạn chế Covid-19 vào cuối năm 2022, thị phần của thương hiệu đã giảm đáng kể so với trước đại dịch do cạnh tranh từ các đối thủ địa phương.

Năm 2021, adidas cùng với H&M, Nike và các thương hiệu thời trang phương Tây lớn khác, đã đối mặt với làn sóng tẩy chay tại Trung Quốc cáo buộc sử dụng lao động cưỡng bức để sản xuất bông ở Tân Cương.

Thương hiệu thể thao nổi tiếng với việc sử dụng chiến lược “người nổi tiếng” trong các hoạt động tiếp thị tại Trung Quốc. Hãng đã từng hợp tác với nhiều diễn viên và ca sĩ nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu, bao gồm Dương Mịch, Địch Lệ Nhiệt Ba và Dịch Dương Thiên Tỉ.

  • Nỗ lực cuối cùng của thị trường xa xỉ Trung Quốc

    Versace, Burberry và nhiều hãng xa xỉ khác đồng loạt giảm giá đến 50% ở xứ tỷ dân. Đây là nỗ lực cuối cùng của họ nhằm thu hút khách hàng Trung Quốc trong bối cảnh kinh tế ảm đạm.

  • Gen Z thờ ơ với ghế lãnh đạo

    Việc chứng kiến thế hệ Millennial bị kiệt sức khi làm sếp khiến người lao động trẻ e ngại thăng chức. Họ muốn tự chủ hơn trong sự nghiệp thay vì chịu áp lực quản lý.


Cùng chuyên mục

  • Hermès tỉnh táo

    Nhờ chiến lược kinh doanh dài hạn thay vì chạy theo lợi nhuận trước mắt, Hermès đạt tăng trưởng ấn tượng ở quý III dù “cơn bão” suy thoái đang càn quét thị trường hàng xa xỉ.

  • Doanh số Labubu lại tăng

    Đồ chơi nhồi bông Labubu trở thành sản phẩm nổi bật trên sàn TMĐT quý III, bên cạnh sữa gấu. Doanh thu và sản lượng mặt hàng này đều tăng trưởng mạnh mẽ.

  • 1/3 nhân sự Mỹ ‘bóc phốt’ sếp và công ty trên MXH

    Nhiều người lao động Mỹ công khai bày tỏ bất mãn về cấp trên và công việc. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi trong quan hệ lao động, đồng thời tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý.

  • Dự báo doanh số TMĐT Tết 2025 đạt 71 nghìn tỷ đồng

    Theo báo cáo, doanh số và sản lượng trên sàn TMĐT dự kiến tăng trưởng trong dịp Tết 2025 so với Tết 2024, cho thấy bức tranh tiêu dùng mùa lễ hội khởi sắc.

  • Nike lao dốc không phanh

    Khó khăn lớn nhất của những người đứng đầu nhãn hàng thể thao Nike lúc này chính là khôi phục sức nóng của thương hiệu sau một thời gian hạ nhiệt.

  • Tỷ phú quần nịt bụng Mỹ gây tranh cãi

    Ý tưởng sản xuất giày thể thao cao gót của nữ tỷ phú ngành thời trang Sara Blakely bị chỉ trích vì thiếu tính thẩm mỹ. Song, những cuộc tranh cãi giúp nhiều mẫu giày hết hàng.