Jayde Powell, một chiến lược gia truyền thông và người sáng tạo nội dung, đã kiếm được hơn 50.000 USD chỉ trong ba tháng đầu năm nhờ hợp tác với các thương hiệu lớn như Uber và Delta Airlines. Nhưng đằng sau ánh hào quang đó là một câu chuyện khác: cô mệt mỏi vì phải “sống online” liên tục.
“Tôi không nghĩ việc thức dậy và phải kiểm tra điện thoại ngay lập tức là điều bình thường”, Powell chia sẻ. Cô bắt đầu đeo kính lọc ánh sáng xanh từ năm 2021 vì thường xuyên bị đau đầu do nhìn màn hình quá nhiều. Không chỉ vậy, cô còn thừa nhận mình nghiện mạng xã hội, cảm thấy hưng phấn như được “tiêm” dopamine mỗi khi bài đăng nhận được nhiều tương tác.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sự kích thích liên tục từ mạng xã hội khiến não bộ dần “nhờn thuốc”, buộc người dùng phải tìm kiếm nhiều tương tác hơn để duy trì cảm giác thỏa mãn. Vòng lặp nghiện ngập này không chỉ gây mệt mỏi mà còn khoét sâu áp lực duy trì hình ảnh trực tuyến.
Shira Lazar, đồng sáng lập dịch vụ tư vấn CreatorCare, nhận định nỗi sợ lớn nhất của người sáng tạo nội dung là “bị lãng quên”. “Muốn tồn tại, họ buộc phải đăng tải liên tục, nhưng cái giá phải trả là sự lo âu, trầm cảm, rối loạn ăn uống và tài chính bấp bênh”, bà nói.

Powell từng bị chỉ trích nặng nề chỉ vì một bình luận khen ngợi con gái Beyoncé. Khi cô tham gia xây dựng cộng đồng phụ nữ da màu trong ngành cần sa, làn sóng công kích còn dữ dội hơn. Nhiều người quy chụp cô cổ vũ cho việc sử dụng ma túy.
Dù có chuyên môn marketing, Powell nhận định nghề influencer vẫn bị coi thường, không được nhìn nhận như công việc thật sự. Daniel Abas, Chủ tịch Tổ chức Creators Guild of America, cho rằng xã hội chưa hiểu đúng tầm quan trọng của influencer: “Sự chú ý là tiền bạc. Ai kiểm soát sự chú ý, người đó tạo ra giá trị”.
Theo tác giả James Suzman, Đông Á đang phải chịu hậu quả nặng nề từ thực trạng nhân viên làm việc quá sức. Những con số đáng báo động về “văn hóa 996” ở Trung Quốc, hiện tượng “karoshi” tại Nhật Bản… khiến chúng ta phải giật mình.