KOS là gì ‘ăn đứt’ KOL, KOC?

Các thương hiệu xa xỉ như Louis Vuitton hay Gucci cho thấy sự ưa chuộng với hình thức bán hàng qua livestream và tiếp thị nhờ KOS (Key Opinion Sales) tại Trung Quốc.

KOS là những đối tượng được các thương hiệu cao cấp ưa chuộng tại Trung Quốc. Ảnh: Pexels/Ivan Samkov.

Năm 2020, Louis Vuitton thất bại khi thực hiện phiên phát trực tiếp đầu tiên trên mạng xã hội Xiaohongshu của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhãn hàng xa xỉ này không từ bỏ tham vọng chinh phục đất nước tỷ dân.

Ngày 21/4 vừa qua, Louis Vuitton tiếp tục tổ chức buổi livestream show thời trang Pre-Fall 2024 trên Xiaohongshu, thu hút 470.000 lượt xem. Thương hiệu này chính thức phá kỷ lục số lượng người xem được ghi nhận từ các buổi phát trực tiếp của nhãn hàng xa xỉ.

Không chỉ tăng độ phủ sóng qua những phiên phát sóng trực tiếp, các thương hiệu cao cấp còn tiếp cận người tiêu dùng Trung Quốc qua lực lượng KOS (người bán hàng có sức ảnh hưởng).

KOS la gi,  KOL la gi,  KOC la gi,  Gucci,  Louis Vuitton,  thi truong trung quoc,  Key Opinion Sales,  ban hang qua livestream anh 3

Louis Vuitton cung cấp trải nghiệm mua hàng trực tuyến cho người tiêu dùng Trung Quốc. Ảnh: Xiaohongshu.

Phiên bán hàng trên mạng của thương hiệu xa xỉ

Nối gót Louis Vuitton, Lanvin và Givenchy cũng phát sóng buổi trình diễn bộ sưu tập trên Xiaohongshu lần đầu tiên vào năm 2020.

Sau đó, Givenchy cũng mời người mẫu Linda Li, nhà tạo mẫu Mia Kong và các influencer trong lĩnh vực thời trang như Natasha Lau hay Cheng Xiaoyue đến cửa hàng của nhà mốt tại Thượng Hải. Buổi gặp gỡ này cũng được phát trực tiếp trên Xiaohongshu, giúp số lượng người theo dõi Givenchy lập tức tăng gấp 5 lần.

Tương tự, phiên livestream buổi giới thiệu bộ sưu tập Gucci Cruise 2024 cũng giúp lượng tìm kiếm từ khoá “Gucci show” tăng 47 lần trên Xiaohongshu. Số lượng mắt xem buổi phát này lên đến 33.000. Trong 1 tuần sau đó, lượng nội dung liên quan đến Gucci tăng 15 lần.

Điểm đặc biệt trong phiên live mới đây của Louis Vuitton là trải nghiệm mua sắm trực tiếp dành cho khách hàng. Sau video catwalk 15 phút, thương hiệu triển khai thêm một phiên mua bán dài 100 phút.

Phần này của buổi phát sóng cho phép khách mời tại show thời trang và người tiêu dùng trực tuyến cùng trải nghiệm một hành trình mua sắm như nhau.

YSL từng khiến khán giả mất thiện cảm khi thực hiện một phiên live bán hàng kém tinh tế. Người dẫn chương trình của nền tảng Douyin khiến công chúng cảm thấy phản cảm khi liên tục giục khán giả: “Trời ơi! Mua đi”.

Trái ngược với tình trạng này, một số host bán hàng nổi tiếng của Xiaohongshu như Dong Jie, Teresa Cheung và Annie Yi được biết đến với cách nói chuyện chậm rãi, tinh tế, lôi cuốn và gu thời trang trang ấn tượng, đặc biệt phù hợp với các nhãn hàng cao cấp.

Những người tiêu dùng thượng lưu không quan tâm đến mức giá hời. Họ chìm đắm vào những buổi phát trực tiếp để tìm hiểu về thương hiệu, xu hướng và các phong cách thời trang.

Nhìn chung, hình thức “bán hàng thầm lặng” này giúp Xioahongshu gây ấn tượng tốt với các nhà mốt xa xỉ. Các thương hiệu vừa có thể tạo ra doanh số vừa không làm mất đi bản sắc riêng.

KOS la gi,  KOL la gi,  KOC la gi,  Gucci,  Louis Vuitton,  thi truong trung quoc,  Key Opinion Sales,  ban hang qua livestream anh 6

KOS trở thành lực lượng bán hàng được các nhà mốt tin tưởng. Ảnh: @teresacheungofficial.

KOS là lựa chọn mới của các nhà mốt

KOL và KOC không còn là những khái niệm mới đối với các thương hiệu xa xỉ muốn tấn công thị trường Trung Quốc. KOS (Key Opinion Sales), được hiểu là những người bán hàng có tầm ảnh hưởng, dần trở nên thịnh hành trên Xiaohongshu.

Nhân viên bán hàng của các nhà mốt bắt đầu lập tài khoản trên mạng xã hội Xiaohongshu, thường xuyên đăng tải các bài viết về sản phẩm, bộ sưu tập mới, gia tăng khả năng tiếp cận người tiêu dùng trực tuyến. Đồng thời, họ cũng dễ dàng tạo ra các tương tác cá nhân và thân mật hơn với khách hàng trên nền tảng này.

Người bán hàng của các thương hiệu trang sức cao cấp tại Macau hay Hong Kong hoạt động tích cực trên mạng xã hội này. Họ cho biết người tiêu dùng Trung Quốc sẵn sàng thực hiện những chuyến bay đến cửa hàng để mua sắm miễn thuế.

Theo thống kê của Xiaohongshu, nền tảng này có hơn 100.000 tài khoản của các nhân viên bán thuộc các ngành hàng khác nhau. 2 triệu mặt hàng cũng được tạo ra từ những nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng này.

Năm 2023, số lượng người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến các KOS tăng gấp 6 lần so với 2022. Ưu điểm của KOS là hiểu biết về sản phẩm hơn KOL hay KOC, dễ dàng gây dựng niềm tin ở khách hàng, cung cấp trải nghiệm mua sắm tiện lợi.

  • Thú chơi vàng của Gen Z Trung Quốc

    Quay trở lại đầu tư vàng, người trẻ Trung Quốc không chỉ mua dây chuyền hay lắc tay. Họ nhắm đến những sản phẩm bằng vàng mới, có hình thù độc đáo, đáng yêu.

  • Con gái Quyền Linh diện yếm, khoe lưng trần

    Những chiếc yếm truyền thống, cách tân được các tín đồ thời trang như Lọ Lem hay Thu Hà Ceri nhiệt tình lăng xê, tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ Việt.


Cùng chuyên mục