Làn da nâu gây tranh cãi của Lisa

Nhuộm da nâu trong ca khúc mới “Rockstar”, Lisa nhận về nhiều ý kiến chỉ trích. Song trên thực tế, tanning là trào lưu làm đẹp phổ biến, thịnh hành trong những năm gần đây.

Quyết định nhuộm da trong sản phẩm âm nhạc mới của Lisa gặp ý kiến trái chiều. Ảnh: @lalalalisa_m.

Trong teaser sản phẩm âm nhạc Rockstar, Lisa gây chú ý với làn da nâu khỏe khoắn, quyến rũ. Tuy nhiên, từ khi công bố hình ảnh giới thiệu MV này, Lisa đã nhận về ý kiến chỉ trích từ phía công chúng.

Nhiều khán giả cho rằng nữ ca sĩ nhuộm da nâu (tanning) để dễ dàng tiếp cận văn hoá phương Tây. Hành động này bị cho là chối bỏ làn da trắng, đi ngược lại với gốc gác châu Á. Trên thực tế, tanning là xu hướng làm đẹp thịnh hành tại châu Á trong những năm gần đây.

Từng chia sẻ với Tri Thức – ZNews, thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Anh (khoa Da liễu, bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) cho biết số lượng người trẻ yêu thích nước da nâu bóng, rám nắng ngày càng tăng lên. Song, nhiều người vẫn hiểu lầm về quá trình nhuộm da nâu, chưa trang bị đầy đủ kiến thức để tiến hành tanning an toàn và hiệu quả.

Lisa Rockstar,  Lisa BlackPink,  Lisa comeback,  Lisa gay tranh cai,  nhuom da nau,  tanning la gi anh 3

Tanning là xu hướng làm đẹp được nhiều nghệ sĩ hưởng ứng. Ảnh: @lalalalisa_m.

Xu hướng làm đẹp thịnh hành

Theo SCMP, tại các nước châu Á, đặc biệt là Đông Á, làn da trắng sáng được coi là chuẩn mực của cái đẹp trong hàng nghìn năm qua. Tuy nhiên, tiêu chuẩn về này dần thay đổi khi nước da nâu được lăng xê bởi nhiều ngôi sao K-pop và nghệ sĩ hiphop.

Như vậy, Lisa không phải ngôi sao đầu tiên nhuộm da nâu trong các sản phẩm nghệ thuật, khi xuất hiện trước khán giả. Trào lưu làm đẹp này không chỉ phổ biến với người nổi tiếng, mà còn được công chúng ưa chuộng, hưởng ứng.

Tại Trung Quốc, Chenni Xu, nhà tư vấn giới tính, thành viên của Liên hiệp Phụ nữ Bắc Kinh, cho biết nhiều người trẻ, đặc biệt là những người hoạt động trong lĩnh vực thể hình, đến các cơ sở thẩm mỹ để thực hiện nhuộm da nâu.

Ở Nhật Bản, tanning trở nên phổ biến từ 3 thập kỷ trước. Ngày càng nhiều nam và nữ thanh niên của quốc gia này nhuộm da, trang điểm sặc sỡ và nhuộm tóc để theo đuổi phong trào ganguru (trào lưu hưởng ứng làn da rám nắng, phong cách makeup đối lập, thịnh hành vào những năm 1990).

Nội dung liên quan đến tanning (nhuộm da nâu) ngày càng phổ biến trên các nền tảng mạng xã hội. Các video gắn hashtag #sunburnchallenge (tạm dịch: “thử thách phơi da”) thu hút số lượng lớn lượt xem và bình luận.

Tuy nhiên, phần lớn bài đăng chia sẻ phương pháp nhuộm da tự phát, không tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, chỉ định từ chuyên gia y tế.

Lisa Rockstar,  Lisa BlackPink,  Lisa comeback,  Lisa gay tranh cai,  nhuom da nau,  tanning la gi anh 6

Các tín đồ làm đẹp cần trang bị kiến thức cần thiết trước khi thực hiện tanning. Ảnh minh hoạ: Pexels/Mikhail Nilov.

Hiểu lầm về nhuộm da

Theo thạc sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Oanh, ở góc độ y học, tanning là quá trình kích thích sự sản sinh sắc tố melanin – yếu tố quyết định màu sắc da.

Hiện nay, có 3 phương pháp nhuộm da phổ biến là tắm nắng tự nhiên, thực hiện liệu trình với thiết bị tanning và sử dụng mỹ phẩm. Cả 3 phương pháp này đều có ưu – nhược điểm riêng, cần tư vấn của bác sĩ trước khi thực hiện.

Tắm nắng là hình thức đơn giản nhất, được thực hiện bằng cách phơi mình dưới ánh sáng mặt trời. 2 loại tia cực tím (UVA và UVB) dẫn đến sạm da một cách tự nhiên. Ưu điểm của phương pháp này là ít tốn kém. Tuy nhiên, nhược điểm là dễ làm khô da, đẩy nhanh quá trình lão hóa.

Trong khi đó, nếu sử dụng thiết bị nhuộm da chuyên dụng, người nhuộm nằm trong máy gắn đèn huỳnh quang chứa hỗn hợp photpho nhằm mô phỏng các tia cực tím, gần giống với ánh nắng. Thiết bị này được gọi là phi thuyền tanning, có giá trên một triệu đồng/lần thực hiện.

Thời gian nhuộm tương đối nhanh, chỉ kéo dài khoảng 20-30 phút, đảm bảo da đều màu và giữ tông trong khoảng 1-2 tháng. Tuy nhiên, phương pháp này tiềm ẩn khả năng gây ung thư do lượng photpho chiếu trực tiếp vào da.

Ngoài ra, làn da nâu cũng có thể đạt được nhờ sử dụng mỹ phẩm chứa DHA (dihydroxyaxetone). Khi thoa lên da, DHA phản ứng với tế bào chết ở bề mặt, tạm thời làm sẫm, tạo hiệu ứng rám nắng.

Các sản phẩm này tương đối đa dạng, bao gồm lotion, kem dưỡng, gel, mousse và thuốc nhuộm dạng xịt. Trên thị trường, mỹ phẩm tanning có giá dao động từ 400.000-800.000 đồng/200 ml dung dịch.

Đây là phương pháp lành tính bởi có khả năng tránh tác dụng phụ của tia UVA và UVB, có giá cả phải chăng, do đó được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Tuy vậy, biện pháp này khó đảm bảo da đều và giữ màu, khiến người nhuộm phải tái thực hiện sau khoảng 1-2 tuần.

“Sự nhầm lẫn phổ biến giữa tanning và cháy nắng/bỏng nắng khiến nhiều người nghi ngờ về tác dụng, tác hại của phương pháp làm đẹp này. Cháy nắng là hậu quả của việc tiếp xúc trực tiếp (không bảo vệ) với tia cực tím trong thời gian dài, khiến da phồng rộp, ngứa rát, xuất hiện mụn nước.

Về tanning, nếu thực hiện khoa học và có kiểm soát theo tư vấn của bác sĩ, phương pháp nhuộm da này có thể bổ sung vitamin D, đem lại làn da khỏe mạnh, giảm thiểu triệu chứng của bệnh chàm, vảy nến, viêm da…”, bác sĩ Oanh nói.


Cùng chuyên mục