Gầy nhưng không khỏe: Bí mật đáng sợ ẩn sau thân hình mảnh mai

Nhiều người gầy vẫn đối mặt với nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng hơn cả người béo phì. Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân và cách phòng tránh.

Bạn tự hào vì sở hữu thân hình mảnh mai và chỉ số BMI lý tưởng? Đừng vội mừng! Có một sự thật đáng sợ rằng, nhiều người gầy vẫn đang “ẩn náu” những nguy cơ sức khỏe khủng khiếp hơn cả người thừa cân. Câu chuyện của một nữ quản lý tài chính 45 tuổi, cao 1m60, nặng 51-52kg, là minh chứng rõ ràng nhất.

Cảnh báo những người phụ nữ gầy: Nguy cơ 'ra đi' còn cao hơn người béo Ảnh 1

Dù BMI của cô nằm trong ngưỡng bình thường, kết quả khám sức khỏe lại khiến cô “ngã ngửa”: tỷ lệ mỡ cơ thể lên đến 35%, mỡ máu cao, đường huyết bất thường và gan nhiễm mỡ. Đây chính là hội chứng “gầy mà vẫn béo” (MONW), một tình trạng nguy hiểm nhưng ít người biết đến.

“Gầy béo” – Kẻ giết người thầm lặng

Theo nghiên cứu đăng trên JAMA, nhóm MONW có nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch cao hơn 52% so với người thừa cân. Nguy hiểm hơn, rủi ro này tăng theo tuổi tác, đặc biệt ở nhóm trên 65 tuổi, nguy cơ gấp 4 lần. Nguyên nhân? Mỡ nội tạng tích tụ, lối sống ít vận động, chế độ ăn nhiều thực phẩm tinh chế và thiếu khối lượng cơ.

Cảnh báo những người phụ nữ gầy: Nguy cơ 'ra đi' còn cao hơn người béo Ảnh 2

4 bước thoát khỏi “gầy mà không khỏe”

Bác sĩ Trần Uy Long đưa ra 4 giải pháp thiết thực:

  • Ăn uống khoa học: Giảm đường, đồ chế biến sẵn, áp dụng phương pháp “dĩa ăn 2-1-1”.
  • Tập luyện đều đặn: Kết hợp aerobic và rèn luyện sức mạnh để tăng cơ, cải thiện insulin.
  • Ngủ đủ giấc: 6-8 tiếng mỗi đêm để cân bằng hormone.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Đừng bỏ qua chỉ số kháng insulin.

Đừng để vẻ ngoài “mi nhon” đánh lừa bạn. Một cơ thể khỏe mạnh không chỉ dựa vào cân nặng, mà là sự cân bằng giữa mỡ, cơ và các chỉ số bên trong. Hãy sống khoa học để tránh xa “gầy mà không khỏe”!

Tiêu điểm



    Tin mới